Làm giàu nhờ “ếch sạch sấy khô”

Anh Nguyễn Văn Nữa (Bảy Nữa) ở ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng từ nuôi ếch, làm khô ếch sạch sấy khô.

Làm giàu nhờ “ếch sạch sấy khô”
Làm giàu nhờ “ếch sạch sấy khô”

Năm 2008, thấy con ếch là loại dễ nuôi ở điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nên anh Nữa quyết định về trại giống thủy sản của người anh tại huyện Cái Bè (Tiền Giang) để mua 7 cặp ếch giống sinh sản. Chuyện chăn nuôi ếch bước đầu gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật trong nuôi ếch và cho ếch sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, với tính cần cù, chịu khó, anh Nữa vừa làm vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn và học thêm từ sách báo, tài liệu về chăn nuôi ếch. Từ đó, những vụ nuôi ếch bắt đầu có lãi giúp anh thu về vài triệu đồng mỗi tháng.

Với diện tích hơn 5.000 m2, anh Nữa đã đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao nuôi ếch, theo mô hình nuôi ếch sạch không sử dụng kháng sinh, con giống đảm bảo chất lượng, sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi với mật độ vừa phải…

Hiện tại, trại ếch anh Bảy Nữa đã cung ứng thị trường ếch thịt và giống cho các tỉnh ĐBSCL và Đà Nẵng, Hà Nội mỗi năm lên hàng trăm ngàn con giống. Không dừng ở sản xuất con giống và nuôi ếch thương phẩm, anh còn tính đến chuyện đột phá mô hình làm chà bông ếch và khô ếch sạch sấy khô. Thế nhưng, việc làm chà bông và khô ếch gặp không ít khó khăn về kỹ thuật và thị trường.

Những đợt khô ếch đầu tiên liên tiếp thất bại vì phơi quá khô sẽ mất vị ngọt, ngon của ếch, còn phơi không khô thì không thể bảo quản được. Khó khăn chồng chất khó khăn, gia vị và hương liệu khác nhau vì mỗi lần mỗi khác. Thất bại cứ nối tiếp nhau làm gia đình anh Nữa phải lỗ hơn trăm triệu đồng. Được hướng dẫn từ người bạn ở TP. Cần Thơ, anh Nữa đã khắc phục khó khăn, hoàn thiện sản phẩm. Khô ếch và chà bông ếch được anh chào hàng tại các khu du lịch, điểm dừng chân, quán ăn, quán nhậu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm đã được bạn bè, người thân, du khách vô cùng thích thú và nhiều người ăn riết rồi đâm ra ghiền.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Nữa đã đầu tư máy móc để có thể đóng gói, chế biến khô và chà bông ếch. Hiện tại, mỗi tháng gia đình anh cũng ứng ra thị trường 100 kg khô ếch với giá 400.000 đồng/kg và 200 kg chà bông ếch với giá 700.000 đồng/kg; mỗi năm cung ứng từ 1 - 2 tấn trứng ếch giống với giá 300.000 - 600.000 đồng/kg; hơn 1 triệu con giống với giá từ 500 - 800 đồng/con. Lợi nhuận mỗi năm từ việc chăn nuôi ếch đến chế biến sản phẩm hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, những phụ phẩm sau khi chế biến ếch, anh Nữa tận dụng làm thức ăn để nuôi hơn 2.000 con ba ba, tăng thêm lợi nhuận.

Anh Nữa cho biết: “Sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng, mở rộng trang trại nuôi ếch sạch, quản lý chặt con giống đầu vào, thức ăn đảm bảo không sử dụng chất cấm, đồng thời không sử dụng kháng sinh và quản lý tốt dịch bệnh. Sản phẩm sạch và an toàn mới có thể đứng vững và hướng đi lâu dài”.

Bằng những nỗ lực và vượt khó không ngừng, anh Nữa đã nhận được nhiều giấy khen từ UBND huyện Tháp Mười và năm 2016, sản phẩm ếch sạch sấy khô và chà bông ếch được chứng nhận là Top 100 “Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng của Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức bình chọn.

KHPT
Đăng ngày 05/06/2017
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:46 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:46 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:46 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:46 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:46 18/12/2024
Some text some message..