Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp thủy sản-thủy cầm

Với bản tính cần cù lại ham học hỏi, tiếp thu cái mới, ông Phạm Minh Hạnh, hội viên Chi hội Nông dân thôn Thống Nhất, xã Minh Tân, Kiến Thụy, đã áp dụng thành công tiến bộ KHKT vào mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp với nuôi trồng thủy cầm.

Cán bộ thăm dân
Cán bộ Hội Nông dân thành phố trao đổi với ông Hạnh về kỹ thuật nuôi vịt Super thương phẩm. Ảnh: thanhphohaiphong.gov.vn

Năm 2008, sau khi đi nhiều nơi, tham quan học hỏi các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, ông Hạnh nhận thấy diện tích cấy lúa của gia đình mình cho hiệu quả thấp.

Trong khi đó, các hộ xung quanh lại bỏ ruộng hoang nhiều nên ông đã quyết định thuê lại ruộng đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi thủy cầm kết hợp với nuôi thả cá trên tổng diện tích 5.000m².

Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương cho phép chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản, ông Hạnh đã mạnh dạn đứng lên vay mượn anh em, bạn bè lấy vốn thuê máy xúc, biến diện tích ruộng trên thành ao thả các loại cá giống như: cá chép, trắm, mè, rô phi… Mấy năm đầu việc chăn nuôi thuận lợi, bình quân mỗi năm cho doanh thu gần 50 triệu đồng/ha mặt nước.

Nhận thấy tâm huyết của ông Hạnh với nghề nuôi trồng thủy sản, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã quan tâm, tạo điều kiện cho ông tiếp cận nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân và thường xuyên mời ông tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư.

Nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đó của các cấp Hội, ông Hạnh đã từng bước mở rộng diện tích ao nuôi, thuê thêm ruộng bỏ hoang. Đáng chú ý, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích ao nuôi, gia đình ông Hạnh đã đa dạng các đối tượng nuôi. Hiện, quy mô trang trại của gia đình ông Hạnh đã mở rộng đạt 1,3ha.

Theo ông Hạnh chia sẻ, để chăn nuôi cá đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, quyết định đến sản lượng cá và hiệu quả chăn nuôi. Do đó, cần phải chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh, khỏe mạnh, kích cỡ tương đương nhau, thả nuôi cùng ao.

Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi đàn cá để kịp thời phát hiện dịch bệnh, có biện pháp xử lý hiệu quả, bảo vệ an toàn cho đàn cá. Tiếp đó, cần phải xử lý tốt ao đầm, cách 15 ngày thay nước một lần. Sau mỗi đợt thu hoạch cá, phải tiến hành cải tạo ao, rắc vôi bột khử trùng, bảo đảm nguồn nước sạch, giúp đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt và sinh sản ổn định.

Nhờ phương pháp nuôi gối vụ, hiện gia đình ông Hạnh nuôi khoảng 1 vạn cá rô phi, 1.000 cá trắm cỏ, 1.000 cá trôi, 500 cá mè.

Đặc biệt, ngoài nuôi thả cá, gia đình ông Hạnh còn kết hợp nuôi 1.200 con vịt đẻ, 5.000 con vịt Super/lứa. Với việc đa dạng các loại hình chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản với thuỷ cầm trên cùng một diện tích mặt nước như trên, sau khi đã trừ chi phí chăn nuôi đi, trung bình mỗi năm, gia đình ông thu lãi gần 450 -500 triệu đồng/năm.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình thả cá kết hợp với nuôi thuỷ cầm của gia đình ông đã tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình.

Ông Ngô Quang Bẩy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Tân chia sẻ: Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi thủy cầm rất phù hợp với những diện tích ruộng cấy sâu trũng của địa phương. Mô hình này không chỉ giúp khắc phục tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân…

Thành công từ mô hình đã giúp cho gia đình ông Hạnh phất lên làm giàu chính đáng. Thời gian qua, ông Hạnh còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản kết hợp thuỷ cầm cho các hộ dân khó khăn của địa phương để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi…

Cổng tin tức thành phố Hải Phòng
Đăng ngày 27/12/2022
KC
Kinh tế

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 04:57 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 04:57 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 04:57 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:57 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 04:57 24/04/2024