Làm giàu từ mô hình nuôi cá thát lát và du lịch sinh thái trên Sông Hậu

14:56:00 - Thứ 2, 19/06/2017 Làm giàu từ mô hình nuôi cá thát lát trên Sông Hậu Chỉ với 16 bè nuôi cá thác lác trên sông Hậu, ông Lý Văn Bon tại khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thu về hàng tỉ đồng mỗi năm.

Làm giàu từ mô hình nuôi cá thát lát trên Sông Hậu
Mô hình nuôi cá thát lát trên Sông Hậu

Trước đây, ông Lý Văn Bon có hơn 7 năm trong nghề nuôi cá điêu hồng. Tuy nhiên, do giá cả bấp bênh, chi phí đầu tư cao, cộng thêm dịch bệnh nên cá nuôi thường hao hụt, không có lãi, thậm chí thua lỗ. Việc tìm cho mình giống vật nuôi mới, là một thách thức lớn mà ông luôn trăn trở.

Đến năm 2007, qua tìm hiểu và học tập từ nhiều mô hình ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ông Bon quyết định gắn bó với con cá thát lát. Ông bắt đầu thả nuôi thử nghiệm một vài bè. Kết quả ngoài sức mong đợi. Cá mau lớn, ít dịch bệnh và giá cũng tương đối ổn định.

Nhận thấy đây là cơ hội lớn, ông Bon quyết tâm mở rộng quy mô nuôi lên hàng chục bè và thành công với con cá thát lát cho đến bây giờ. Mỗi năm, ông Bon cho ra thị trường hơn 700 tấn cá thát lát thương phẩm với giá cả dao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư, ông thu về hàng tỉ đồng.

Theo ông Bon, muốn nuôi cá thát lát thành công, khâu chọn con giống là rất quan trọng nhất. Cá giống phải sạch bệnh và nên mua ở những cơ sở uy tín, kích thước đồng đều (khoảng 1cm trở lên), không bị xây xát. Trong quá trình nuôi, cần phải thường xuyên vệ sinh lồng bè, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng của cá nhằm tránh thất thoát thức ăn và hạn chế ô nhiễm môi trường nước, hạn chế tỷ lệ cá hao hụt.

Thay vì cá thát lát thường được nuôi bằng thức ăn tạp (ốc, cá con,...), ông Bon mạnh dạn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Mặc dù, nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chi phí đầu tư sẽ cao, nhưng đổi lại loại cá này lớn rất nhanh, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và phẩm chất thịt cá ngon. Bình quân, mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 6 tháng, mỗi con cá đạt trọng lượng khoảng 400 – 500 gram.
Ông Bon cho biết thêm: Thời điểm thả cá thát lát nuôi cũng khá quan trọng. Theo kinh nghiệm thì những tháng đầu năm, giá cá thát lát thường xuống thấp do thời điểm này thị trường nguồn cung dồi dào. Đến khoảng tháng 7 và tháng 8, giá cá sẽ tăng trở lại do nguồn cung ít.

Để tránh tình trạng thua lỗ và hạn chế rủi ro, ông chia thành nhiều đợt thả cá trong năm. Việc này, vừa đảm bảo có nguồn cá xuất bán liên tục vừa có đồng vốn xoay vòng. Đặc biệt, cần theo dõi, nghiên cứu quy luật của thị trường lên xuống trong năm để đưa sản lượng cung ứng ra thị trường phù hợp.

Mặc dù vậy, giá cá thát lát thương phẩm trên thị trường vẫn thể không ổn định được và ông luôn tìm cách để thật sự yên tâm gắn bó với con cá này. Từ suy nghĩ trên, ông quyết định mở thêm cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ con cá thát lát. Hàng tháng, cơ sở của ông Bon sản xuất hàng trăm kí cá thành phẩm như: cá thát lát rút xương, chả cá thát lát, cá thát lát muối sả ớt...

Các sản phẩm trên được người dùng rất ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm trên chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Cần Thơ, tỉnh Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… Cũng chính vì vậy mà ông thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ các sản phẩm cá thát lát chế biến.

Bên cạnh đó, mô hình này còn giúp ông vượt qua nhiều cơn khủng hoảng khi giá cá thát lát thương phẩm xuống thấp. Ông Bon kể lại: Có thời điểm giá cá chỉ còn khoảng 40.000 đồng/kg, nhiều người nuôi thua lỗ nặng, phải bỏ bè nhưng với ông, nhờ cơ sở sản xuất cá thát lát mà ông vẫn có thể thu lợi do không phải bán cá giá rẻ cho thương lái.

Ngoài ra, ông Bon còn gắn kết với mô hình nuôi cá thát lát trên sông với mô hình du lịch sinh thái tại Cồn Sơn, TP Cần Thơ. Mỗi tháng, ông thu về khoảng 15 triệu đồng từ khách tham quan tại các bè cá. Ông cho biết: Việc khách du lịch đến bè cũng là dịp để quảng bá sản phẩm từ con cá thát lát. Khách du lịch có thể thấy được quy trình sản xuất an toàn, từ đó mà tin tưởng hơn vào sản phẩm của ông cung cấp ra thị trường.

Hiện nay, cơ sở sản xuất cá thát lát của ông Bon còn góp phần giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động tại địa phương, với  mức thu nhập từ 5- 6 triệu đồng/tháng. Những lúc đơn đặt hàng nhiều, người lao động tại đây có thu nhập từ 7-8 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Văn Bảy Mươi Lăm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Bình Thủy, cho biết: Mô hình nuôi cá thát lát bè trên sông của ông Bon hiện đang được khuyến khích nhân rộng tại nhiều hộ khác. Ông Bon cũng tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với các hộ xung quanh, phối hợp tích cực với các nhà vườn làm du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn. Từ đó, góp phần tạo nên sự đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ khách tham quan… Với mô hình làm kinh tế hiệu quả trên, năm 20l6, ông Bon được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.

 

Báo Đại đoàn kết
Đăng ngày 20/06/2017
Tuấn Quang
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 03:34 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 03:34 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 03:34 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 03:34 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 03:34 13/11/2024
Some text some message..