Làm giàu từ nghề chế biến hải sản

Không xuất thân từ gia đình làm nghề biển nhưng sau 10 năm luôn nỗ lực vượt khó, anh Tạ Duy Anh (xã Thụy Hải, Thái Thụy) vươn lên trở thành ông chủ cơ sở chế biến hải sản có uy tín trong vùng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động của địa phương.

chế biến hải sản
Cơ sở chế biến hải sản Hương Lan của Tạ Duy Anh tạo việc làm cho nhiều lao động.

Thời trẻ, Tạ Duy Anh luôn suy nghĩ chỉ có con đường học vấn mới giúp mình thành công trong cuộc sống nên học xong cấp 3 anh quyết định thi vào Trường Trung cấp xây dựng. Nhập học được mấy tháng, gia đình gặp khó khăn nên anh phải bỏ giữa chừng. Về quê lấy vợ, lập nghiệp với 2 bàn tay trắng, cuộc sống của hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn. Phải làm gì để thoát nghèo là câu hỏi luôn trăn trở trong anh.

Thời gian từ năm 2000 đến 2003, vùng biển Thái Thụy có hàng trăm tàu đánh bắt hải sản, nhu cầu muối bảo quản cá rất lớn trong khi xã Thụy Hải có nghề làm muối truyền thống nên anh quyết định mượn đất, đầu tư xây nhà kho mua muối dự trữ bán cho ngư dân đi biển. Rong ruổi khắp các ruộng muối, bến cá, mỗi ngày cung cấp từ 30 đến 40 tấn, dần dần cuộc sống của hai vợ chồng đỡ vất vả hơn. Sau khi có Nhà máy Bột cá ở Thụy Hải, ngư dân bán cá cho nhà máy nên nhu cầu mua muối giảm đi, Tạ Duy Anh quyết định dốc toàn bộ vốn liếng xây dựng xưởng, bể, liên kết chế biến sứa xuất khẩu.

Ðang làm ăn thuận lợi thì đến năm 2007, đối tác dừng nhập khẩu, để lại mấy nghìn thùng sứa không biết bán cho ai. Trước nguy cơ trắng tay, hai vợ chồng đành phải đem sứa đi nhiều nơi tìm mối bán hàng, rất may thu hồi lại được vốn. Nhưng cũng chính từ lần thất bại này tạo cho anh cơ hội tìm kiếm thêm nhiều đối tác, bạn hàng mới. Anh quyết định đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các xưởng chế biến sứa ở cả trong và ngoài nước tìm ra bí quyết chế biến, cách trộn hương liệu biến con sứa mềm nhũn trở thành món đặc sản biển có độ giòn, hương vị đặc biệt. Bản thân anh trực tiếp lựa chọn nguyên liệu, hướng dẫn công nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ tìm mối xuất khẩu sứa ra nước ngoài, anh còn tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước để giảm bớt rủi ro, sản lượng tiêu thụ ngày một tăng. Sứa chế biến ra đến đâu, khách hàng tìm đến đặt hàng hết đến đó, trung bình mỗi năm hai vợ chồng bán ra thị trường từ 150 đến 200 tấn sứa.

Mùa sứa thường tập trung từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau,  qua mùa sứa anh  thu gom cá về chế biến, phơi khô xuất bán cho nhiều cửa hàng, đại lý ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước với số lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Quá trình làm nghề, Tạ Duy Anh luôn nỗ lực học hỏi, nghiên cứu chế biến ra những sản phẩm mới, cho hiệu quả kinh tế cao. Sau những lần đi thu mua nguyên liệu, tìm kiếm thị trường, anh thấy nhu cầu tiêu thụ ruột don của người dân rất lớn trong khi ở vùng biển Thái Thụy nguồn nguyên liệu dồi dào mà chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ trong dân với giá thấp.

Năm 2012, anh đầu tư 700 triệu đồng đặt làm nồi hơi về hấp don lấy ruột đóng gói phục vụ xuất khẩu. Nhiều lần cải tiến máy móc, rút kinh nghiệm các công đoạn sản xuất, đến nay trung bình mỗi ngày cơ sở tách ruột được 25 tấn don. Anh cho biết: “Riêng năm 2012, thu nhập từ chế biến don đạt 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí mua máy móc còn lãi 500 triệu đồng. Từ ngày chế biến con don không chỉ tôi hưởng lợi mà thu nhập của ngư dân cũng tăng lên. Nếu như trước đây don đánh bắt về chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ trong dân, làm thức ăn cho cá với giá trung bình khoảng 1.000 đồng/kg nhưng từ năm 2012 đến nay thuyền don về đến đâu cơ sở thu mua hết đến đó với giá 2.000 đồng/kg nên ngư dân rất phấn khởi”.

Là người luôn năng động, nhiệt huyết với nghề, hiện nay Tạ Duy Anh liên kết với 60 tàu thuyền ứng vốn, ngư lưới cụ để bà con yên tâm sản xuất bán sản phẩm cho anh. Ngoài ra, anh còn đi khắp các vùng biển mua thêm nguyên liệu về chế biến nên dù tôm, cá, sứa thu hoạch theo mùa nhưng xưởng sản xuất quanh năm đều bận rộn, tạo việc làm cho 40 đến 50 lao động với mức thu nhập từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Bà Nguyễn Thị  Bút - công nhân làm việc tại cơ sở chia sẻ: “Công việc rất ổn định, cứ 5 ngày trả lương công nhân 1 lần nên không chỉ tôi mà những người khác đều yên tâm lao động.

Vào thời gian cao điểm, nguyên liệu dồi dào, thu nhập của tôi đạt 5 triệu đồng/tháng nên cuộc sống đỡ vất vả đi rất nhiều”. 43 tuổi đời, 10 năm tuổi nghề, đến nay Tạ Duy Anh có cơ ngơi chế biến hải sản mà nhiều người dân vùng biển mơ ước, doanh thu mỗi năm đạt từ 10 đến 12 tỷ đồng. Với những gì đã làm và thành công trong phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng anh thực sự là tấm gương sáng để nhiều người học tập và noi theo.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 10/09/2013
Bài, ảnh: Nguyễn Hình
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 11:41 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 11:41 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 11:41 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 11:41 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 11:41 19/12/2024
Some text some message..