Làm giàu từ nuôi cá kiểng

Không ngại khó khăn, đôi vợ chồng trẻ Đặng Quang Dũng và Nguyễn Thị Hồng Nga đã biến vùng đất khô cằn, bỏ hoang thành một trại nuôi cá kiểng có tiếng ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

trại cá cảnh
Anh Quang Dũng bên trại cá kiểng - Ảnh: Lê Thanh

Lúc đầu vợ chồng anh xây 10 hồ (diện tích 2,5 m x 3 m/hồ) nuôi thử nhưng do còn “non tay” và chưa có kinh nghiệm trong việc chọn con giống nên đã thất bại. Anh Dũng tâm sự: “Khởi đầu không dễ như mình tưởng. Cá bảy màu rất khó chịu, chỉ thích hợp với nước tĩnh và mát mẻ. Mưa cũng chết, nắng cũng chết”. Lần đó, anh lỗ gần 30 triệu đồng.

Thua keo này mình bày keo khác và không thể dễ dàng bỏ cuộc trước những thất bại ban đầu. Thế là vợ chồng anh lại lân la học hỏi kinh nghiệm thực tế, chọn con giống, tìm kiếm thông tin qua sách vở, trên mạng. Sau khi tìm hiểu kỹ mới nhận ra một điều sở dĩ lần trước cá bị chết là do mình không để ý đến nguồn nước trong hồ, cứ để cá phó mặc cho nắng mưa mà không hề che đậy làm mát hồ nước.

Sau lần đó, hai vợ chồng nuôi cá ngày một thành công hơn, cá bán ra thị trường cũng được khách hàng tin tưởng và đặt hàng thường xuyên. Thừa thắng xông lên, cứ thế anh tích lũy vốn để xây thêm nhiều hồ cá để mở rộng quy mô trang trại. Đến nay, trại cá của anh đã có 200 hồ cá bảy màu và hồng kim. Trong số đó, có khoảng 18 hồ chuyên nuôi cá giống.

Chị Nga cho biết: “Cá giống không những đáp ứng đủ nhu cầu của trại mà còn bán giống cho những người ở các tỉnh khác tìm đến mua vì con giống của trại mình rất đảm bảo”.

Anh Dũng tâm tình: “Với diện tích đất còn lại nếu tận dụng để xây hồ nuôi cá kiểng thì mỗi năm sẽ nâng mức lợi nhuận từ 600 đến 700 triệu đồng là chuyện trong tầm tay chứ không có gì khó cả”.

Không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà chị Nga và anh Dũng còn mong muốn được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và con giống cho những ai muốn khởi nghiệp từ mô hình nuôi cá kiểng để họ có thể thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất và thửa ruộng của mình.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 17/04/2013
Lê Thanh
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 10:44 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 10:44 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 10:44 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 10:44 19/03/2024