Làm giàu từ nuôi cá thuộc nhóm 'ngũ quý'

Tận dụng lợi thế có dòng sông Lô chảy qua địa bàn, những năm qua, người dân xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đầu tư nuôi cá lồng đặc sản.

Làm giàu từ nuôi cá thuộc nhóm 'ngũ quý'
Một số lồng nuôi cá đặc sản ở Thái Hòa.

Loài cá được lựa chọn nuôi chủ yếu là cá Chiên. Với giá thành cao, trung bình từ 450.000 - 500.000 đồng/kg cá, loại cá này giúp người dân nơi đây nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Thôn Ba Luồng là thôn có nhiều hộ nuôi cá lồng đặc sản nhất xã Thái Hòa, được nghe câu chuyện của các hộ nuôi nơi đây mới hiểu được phần nào tại sao loại cá trên lại “thịnh” ở vùng đất này đến vậy.

Bắt đầu câu chuyện của mình bằng ký ức về những ngày đầu đưa loại cá về nuôi tại thôn, ông Trần Văn Vân, Trưởng thôn Ba Luồng kể lại, người dân thôn Ba Luồng nuôi cá lồng từ năm 2006. Nhưng vài năm trở lại đây, nghề này mới thực sự phát triển. Thôn Ba Luồng hiện có 80 hộ dân; trong đó, 16 hộ nuôi cá lồng đặc sản với 96 lồng cá, chủ yếu là cá Chiên. Loại cá này có giá thành cao giúp nhiều hộ dân nâng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Một trong những hộ nuôi thành công loại cá này phải kể đến anh Vũ Tuấn Công, thôn Ba Luồng. Bằng chất giọng chân chất của người vùng cao, anh Công chia sẻ, cách đây 4 năm, thấy nhiều gia đình trong thôn nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao, gia đình quyết định chọn nuôi cá lồng để phát triển kinh tế.

So với nhiều loại vật nuôi khác, nuôi cá lồng đặc biệt là nuôi cá Chiên đặc sản mang lại liệu quả kinh tế cao hơn. Bởi cá Chiên được xếp vào nhóm cá “ngũ quý” (cá Chiên, cá Lăng, cá Rầm xanh, cá Anh vũ, cá Bỗng). Gia đình hiện có 4 lồng nuôi cá Chiên, với giá trên thị trường dao động 450.000 - 500.000 đồng/kg và mỗi lồng cá thu khoảng 50 - 60 triệu đồng. Thu nhập từ nuôi cá lồng giúp cuộc sống gia đình ổn định hơn và sắm thêm được nhiều đồ dùng.

Bật mí về bí quyết nuôi thành công loại cá này, anh Công cho biết, nuôi cá lồng có nhiều ưu điểm: Tận dụng được diện tích mặt nước tự nhiên, vật liệu làm lồng cá dễ kiếm, dễ làm, kỹ thuật nuôi đơn giản. Ở thôn Ba Luồng, hộ có điều kiện thì làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa, hộ ít vốn thì tận dụng cây tre hoặc ống nhựa để làm lồng. Mỗi lồng có thể thả khoảng 100 con cá Chiên. Mỗi lứa nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, khi cá đạt trọng lượng từ 1,5 - 2kg thì có thể xuất bán.

Cũng là một trong những hộ nuôi cá Chiên lâu năm ở Ba Luồng, anh Đàm Ngọc Văn, cũng nuôi 3 lồng và mỗi năm thu khoảng 130 triệu đồng. Anh Văn cho biết, thức ăn cho cá Chiên là các loại cá tạp. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá gia đình, các hộ nuôi cá Chiên ở thôn Ba Luồng đều thu mua cá tạp được đánh bắt từ lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang. Đặc tính của cá Chiên là ăn mạnh và lớn mạnh về mùa nóng, ấm nên vào mùa nóng thì cho cá ăn 2 ngày/lần, mùa đông chỉ cần cho ăn 1 tuần/lần.

Anh Văn cũng cho biết thêm, nuôi cá lồng dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp không ít rủi ro từ thiên nhiên như dông lốc, lũ quét, nuôi mật độ cao dễ bị bệnh lây lan nhanh… Vì vậy, để nuôi cá đạt hiệu quả cao, người nuôi phải lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ; thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, điều kiện môi trường trong và ngoài lồng nuôi. Việc vệ sinh lồng nuôi để loại bỏ rong rêu thường xuyên được thực hiện nhằm loại bỏ nguy cơ gây bệnh cho cá.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, anh Văn giải thích cụ thể cách vệ sinh. Cách từ 1 - 2 tháng phải kiểm tra, phân loại cá để có biện pháp chăm sóc phù hợp, đối với cá bé phải nghiền nhỏ thức ăn trước khi cho ăn. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cho cá đảm bảo là nguồn tươi sống từ tự nhiên; không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn mang mầm bệnh; điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý và ghi nhật ký hàng ngày để theo dõi mức độ tăng trưởng, phát hiện sớm bệnh trên con cá…

nuôi cá ở tuyên quang

Các hộ nuôi cá lồng ở Tuyên Quang thăm quan Hợp tác xã chăn nuôi cá đặc sản Thái Hòa.

Ông Ngô Minh Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Thái Hòa cho biết, xã Thái Hòa có sông Lô chảy qua địa bàn với chiều dài 9 km. Tận dụng lợi thế này, những năm qua, người dân trên địa bàn phát triển nuôi cá lồng đặc sản trên sông. Toàn xã có 35 hộ nuôi cá lồng với 135 lồng cá, tập trung chủ yếu ở 5 thôn Ba Luồng, Tân An, Khánh An, Bình Thuận, Soi Long. Nuôi cá lồng giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Để khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, năm 2016, Hợp tác xã chăn nuôi cá đặc sản Thái Hòa được thành lập. Hiện sản phẩm cá Chiên của Hợp tác xã được công nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP). Xã Thái Hòa chọn xây dựng thương hiệu cá Chiên Thái Hòa là sản phẩm thủy sản mũi nhọn của địa phương.

Thời gian tới, xã sẽ hỗ trợ người nuôi cá lồng tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, việc tuyên truyền, vận động hộ nuôi nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, vận động người dân thay đổi tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa… Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2020, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã đạt 35 triệu đồng/người/năm.

TTXVN
Đăng ngày 18/04/2017
Vũ Văn Dán
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:18 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:18 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:18 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:18 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:18 25/04/2024