Làm giàu với mô hình nuôi ếch không sử dụng kháng sinh

'Bén duyên' với ếch khi một người thân đưa đi tham quan, ông Nguyễn Thành Lũy (thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) nhận thấy ếch là loài dễ nuôi, năng suất, địa phương lại chưa có nên quyết tâm theo đuổi.

Làm giàu với mô hình nuôi ếch không sử dụng kháng sinh
Ông Nguyễn Thành Lũy giới thiệu mô hình nuôi ếch bằng thùng composite

20 bể composite màu xanh dương được che chắn cẩn thận bên hông nhà là đam mê của lão nông 60 tuổi. Vỗ vỗ vào thành bể, ông Lũy đánh giá: “Lúc trước tôi nuôi ếch bể xi măng, bây giờ đã chuyển tất cả bể thành composite. Đây là loại bể có độ bền cao, lại dễ vệ sinh”. Mỗi bể composite có đường kính 2,7m, cao 1,5m. Độ bền của bể được đánh giá hơn cả gỗ, sức chống chịu với môi trường rất cao.

6 năm trời lặn lội với ếch là 6 năm gian truân, vất vả của ông Lũy. Trầm kha với số vốn lớn bỏ ra, nào bể, nào ếch giống, nhiều vụ ông vẫn lỗ nặng dù đã đầu tư bài bản. Nguyên nhân là do nguồn nước không đảm bảo. Ếch là loài ưa sạch, nước phải sạch, không nhiễm phèn, mặn, hoá chất. Nếu không ếch sẽ còi cọc, chậm lớn, mù mắt.

Nước giếng bị nhiễm phèn nặng, nước máy lại không phù hợp, nhìn những chú ếch mắt đục dần đi, lão nông 60 tuổi đứng ngồi không yên. Không nản chí, ông Lũy đầu tư 800m đường ống, đưa nước từ suối vượt rừng về nhà. Khi nguồn nước đã ổn định, ông lại loay hoay tìm cách nuôi ếch xoay vòng.

Lão nông sinh năm 1959 cho biết: “Dù đã nuôi ổn định, song lời lãi chẳng được bao nhiêu. Với giá 2.000 đồng/1 ếch con, nếu khéo chăm mới lời chút đỉnh”. Thế là ông lại khăn gói vào Nam, tham quan mô hình nuôi ếch giống. Từ đó, ông Lũy tập trung vỗ béo, nuôi ếch thương phẩm kết hợp ếch sinh sản.

Với những kinh nghiệm học hỏi được và tự mày mò, lão nông 60 tuổi chia sẻ bí quyết giúp ếch cái sản sinh nhiều trứng. “Ếch giống phải tránh hiện tượng đồng huyết, nếu không sẽ còi cọc, chậm lớn. Mình phải lựa ếch bố mẹ đủ tuổi, có màu sáng đẹp, không bị dị tật, trọng lượng từ 500 - 600gam là phù hợp”, ông Lũy nói.

Trong quá trình nuôi sinh sản, ếch được phối với tỉ lệ 1:1. Thức ăn để nuôi ếch bố mẹ được chọn lọc kỹ càng, trong đó ưu tiên loại thức ăn có mùi vị thơm, hấp dẫn. Ông Lũy chọn rạm đồng, tuy nhiên đó phải là rạm đảm bảo chất lượng vì các loại thức ăn sống dễ lây bệnh cho ếch.

Một lưu ý quan trọng là cách chăm sóc, nuôi dưỡng nòng nọc. Khi giao phối thành công, tỷ lệ trứng nở thành nòng nọc, tỷ lệ nòng nọc chuyển hoá thành ếch và chất lượng ếch con đều phụ thuộc vào môi trường nước, nhiệt độ, thức ăn và cách chăm sóc. Vì thế, có thể ví người nuôi ếch giống cũng như việc chăm con mọn. Phải theo dõi thường xuyên và am hiểu từng chút những biểu hiện của trứng, nòng nọc và ếch con.

Ếch thương phẩm nuôi 3 - 4 tháng tuổi là có thể xuất bán, trọng lượng trung bình 2,5 lạng/con. Với mật độ nuôi 100 con/m2, tổng cộng mỗi lứa ông Lũy thả 12.000 con giống. Mỗi năm nuôi hai vụ, gia đình ông lãi ròng 65 triệu đồng, chưa kể tiền bán ếch giống.

Bà Hoàng Thị Bích Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Vĩnh đánh giá: Ông Nguyễn Thành Lũy là một trong những hội viên tiêu biểu mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình nuôi ếch tại địa phương. Đây là mô hình ếch được chăm sóc với phương thức sạch, không sử dụng kháng sinh nên chất lượng thịt, con giống được đảm bảo. Giá cả hợp lý nên được các nhà hàng, quán ăn và nhất là bà con địa phương tin tưởng đặt mua.

Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tạo điều kiện cho ông Lũy vay vốn mở rộng mô hình. Ông Nguyễn Thành Lũy cũng là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 07/05/2019
Mai Huế
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:37 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:37 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:37 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:37 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:37 25/11/2024
Some text some message..