Làm giàu với nghề nuôi cá bè

Với đặc thù hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nông dân ÐBSCL đã phát triển mô hình nuôi cá bè, cá lồng trên sông. Ðặc biệt, ông Lê Ngọc Quí, ngụ tại khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy chọn hình thức nuôi cá bè, lồng trên sông theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu với nghề nuôi cá bè
Ông Lê Ngọc Quí bên bè nuôi cá điêu hồng trên sông. Ảnh: CTV

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp, ông Quí chia sẻ: “Những năm 1996, tôi đi làm thuê nuôi cá điêu hồng cho các công ty, hộ tư nhân nhỏ lẻ khác nhau. Năm 2007, tôi bắt đầu làm ăn riêng, chính thức xây dựng mô hình nuôi cá điêu hồng bằng hình thức bè, lồng trên sông”. Thời điểm đầu mới khởi nghiệp, ông Quí chỉ nuôi số lượng nhỏ với 5 chiếc bè trên sông, dần dà ngày càng mở rộng mô hình và hiện nay lên đến khoảng 20 bè, lồng. Theo ông Quí, nuôi cá điêu hồng không khó, muốn nuôi thành công, khâu chọn con giống là rất quan trọng nhất. Toàn bộ cá giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Cá giống phải sạch bệnh và nên mua ở những cơ sở uy tín, kích thước đồng đều, không bị xây xát.

Áp dụng quy trình VietGAP, trước khi thực hiện nuôi thả, ông Quí chọn vùng nước nuôi cá đảm bảo không bị ô nhiễm. Khu vực đặt lồng phải đảm bảo yên tĩnh, ít tàu bè đi lại. Trong quá trình nuôi, phải ghi chép cẩn thận về số lượng thức ăn, số hao hụt, trọng lượng cá… Thay vì các loại cá tạp băm nhỏ như trước đây, thức ăn được sử dụng để nuôi cá theo đúng quy trình VietGAP là thức ăn công nghiệp của các hãng sản xuất uy tín. Mặc dù nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chi phí đầu tư sẽ cao, nhưng đổi lại loại cá này lớn rất nhanh, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, phẩm chất thịt cá ngon. Bình quân, chỉ cần nuôi 5 tháng, cá điêu hồng đã đạt trọng lượng khoảng 600gr. Ông Quí chia sẻ bí quyết: “Cần thường xuyên vệ sinh lồng bè, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng của cá nhằm tránh thất thoát thức ăn và hạn chế ô nhiễm môi trường nước, hạn chế tỷ lệ cá hao hụt. Khi cho ăn, tôi canh con nước chảy mạnh để cá ăn mạnh hơn. Với mật độ dày như hiện nay, mỗi ngày tiêu tốn từ 1-1,2 tấn thức ăn”.

Theo ông Quí, cá nuôi trong bè, lồng có nhiều ưu điểm: dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, góp phần giảm chi phí trong nuôi trồng, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng ôxy trong nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông cũng là những điều kiện thuận lợi để cá nuôi trong lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích. Để hạn chế rủi ro, ông chia thành nhiều đợt thả cá trong năm, vừa đảm bảo có nguồn cá xuất bán liên tục vừa có đồng vốn xoay vòng. Mỗi năm, ông Quí xuất bán 150-180 tấn cá; sau khi trừ chi phí, ông thu lời khoảng 500 triệu đồng. 

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 08/08/2019
Hồng Vân
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 11:46 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 11:46 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 11:46 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 11:46 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:46 18/02/2025
Some text some message..