Làm vèo nuôi ếch trên sông

Do điều kiện gia đình gặp khó khăn, không có đất sản xuất, anh Nguyễn Văn Nhĩ (sinh năm 1981, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn) đã tận dụng diện tích mặt nước bờ sông, đóng cọc, làm vèo để nuôi ếch Thái Lan. Cách làm này đã đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Làm vèo nuôi ếch trên sông
Cuộc sống gia đình anh Nhĩ bớt khó khăn hơn từ khi thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo.

Anh Nhĩ là một trong những người tiên phong thử nghiệm và phát triển mô hình nuôi ếch Thái Lan trong vèo trên sông. Mô hình này đã giúp đời sống gia đình anh Nhĩ ổn định hơn. Trước đây, gia đình anh Nhĩ thuộc dạng khó khăn, hàng ngày anh phải đi làm thuê, mướn để lo cho 6 miệng ăn. Nhờ đi nhiều nơi nên anh có điều kiện tiếp cận những mô hình làm ăn hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong vèo. Anh Nhĩ cho rằng, đây là mô hình hay, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình nên bắt đầu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tích góp nguồn vốn để tập trung phát triển mô hình này. Năm 2011, anh bắt đầu thử nuôi thử nghiệm 2.000 con ếch giống. Do không có đất sản xuất, anh nảy sinh ý định làm vèo dưới sông.

“Do chưa có kinh nghiệm và nắm vững kỹ thuật nuôi nên lứa đầu không thành công, thả 2.000 con ếch nhưng thu hoạch chỉ được khoảng 1.000 con. Bán lứa đầu tiên, sau khi trừ hết chi phí, từ con giống, thức ăn... gia đình tôi còn lãi đúng 5.000 đồng”- anh Nhĩ nhớ lại. Gặp khó khăn nhưng anh Nhĩ không nản lòng, mà lấy đó làm kinh nghiệm cho những vụ sau. Từ đây, việc chăn nuôi bắt đầu sinh lợi nhuận, kinh tế gia đình ngày càng phát triển hơn so với trước.

Đến nay, sau 7 năm, anh Nguyễn Văn Nhĩ đã tăng lên 6 vèo (kích thước 3mx5m), với số lượng 12.000 con. Anh Nhĩ cho biết, ếch nuôi sau 50 - 55 ngày là thu hoạch. Lúc này, trọng lượng mỗi con đạt từ 250 - 300gr. Với giá bán dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi đợt gia đình anh Nhĩ thu lãi 22-25 triệu đồng. “Mỗi năm, gia đình tôi thả nuôi 4 đợt. Thời điểm nuôi bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 10 (âm lịch), sau đó ngừng nuôi. Bình quân mỗi đợt cho năng suất 5 - 7 tấn ếch thương phẩm” - anh Nhĩ nói.


Theo anh Nhĩ, so với việc làm vèo trên cạn, nuôi ếch trong vèo đặt trên sông có nhiều ưu điểm hơn. Mô hình này thích hợp với những gia đình không có nhiều diện tích đất do tận dụng diện tích mặt nước ở sông. Ngoài ra, người nuôi không phải tốn công thay nước so với nuôi trên bờ. Tuy nhiên, để thành công không phải chuyện dễ. Theo đó, việc thả nuôi ếch trên sông phải đảm bảo mật độ, tránh nuôi quá dày để ếch sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, do thả nuôi trên sông nên việc quản lý môi trường rất khó. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. “Bệnh trên ếch chủ yếu là sình bụng chướng hơi, sốt xuất huyết, đốm đỏ... Các loại bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Để đề phòng các loại bệnh này cần phải có chế độ ăn hợp lý, thường xuyên kiểm tra vèo để sớm phát hiện bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị hợp lý” - anh Nhĩ cho hay.

Về phương pháp nuôi, anh Nhĩ cho biết, ngoài việc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, anh Nhĩ còn bổ sung thêm men vi sinh và vitamin C định kỳ 2 ngày/lần trong khẩu phần ăn của ếch. “Việc bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ đường ruột, hạn chế bệnh... Cung cấp vitamin C giúp ếch tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến trên ếch” - anh Nhĩ đúc kết kinh nghiệm.

Mô hình nuôi ếch trong vèo đặt trên sông của gia đình anh Nguyễn Văn Nhĩ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ lân cận đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Với ưu điểm không cần diện tích đất quá nhiều, thời gian thu lợi nhanh... nên rất thích hợp đối với những hộ có ít đất sản xuất, đặc biệt là những hộ khó khăn, mong muốn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

“Thời gian tới, tôi sẽ duy trì và phát triển mô hình nuôi ếch trong vèo. Hiện nay, gia đình tôi đang gặp khó khăn về nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, rất mong được sự hỗ trợ của địa phương để gia đình tôi có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển mô hình chăn nuôi này” - anh Nhĩ bộc bạch.

Báo An Giang
Đăng ngày 07/11/2018
Đức Toàn
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 15:50 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 15:50 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 15:50 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 15:50 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:50 18/02/2025
Some text some message..