Lần đầu tiên có mẫu sinh vật biển Cù Lao Chàm

Gần 100 tiêu bản sinh vật biển xử lý để phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch đã được Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm lần đầu tiên trưng bày tại khu dự trữ sinh quyển thế giới.

xử lý mẫu vật
Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm xử lý mẫu vật

Ngày 11.11, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) cho biết, 60 mẫu vật đã được thu thập, xử lý và hiện trưng bày tại Trung tâm truyền thông bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Theo tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm), đây là những mẫu vật thu thập được trong tháng 9.2013, luôn được xây dựng và cập nhật thông tin.

Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển sinh động, đặc sắc, đa dạng và có giá trị về mặt khoa học để trưng bày triển lãm phục vụ tham quan, du lịch và nghiên cứu được xem là nhiệm vụ quan trọng của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là vùng đa dạng sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam, nhiều loại được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.

Tại khu vực có diện tích gần 371 km2 này, cơ quan chuyên môn phát hiện hơn 300 loài san hô (thuộc 40 giống và 17 họ), thảm cỏ biển có 5 loài ở các vùng nước sâu, 97 loài thân mềm có liên hệ với các rạn san hô (thuộc 61 giống và 39 họ). Chưa kể nhiều loài tôm hùm và khoảng 270 loài cá rạn (thuộc 105 giống, 40 họ).

mẫu tôm hùm

cá hồng
Mẫu vật tôm hùm bông và cá hồng đang trưng bày

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có tới ba phân vùng chức năng, gồm vùng lõi khu bảo tồn biển, vùng đệm cửa sông Thu Bồn, vùng chuyển tiếp đô thị cổ Hội An. Sức hấp dẫn về đa dạng sinh học cũng là yếu tố thu hút du khách với hơn 150.000 lượt đến tham quan, lưu trú tại Cù Lao Chàm chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm.

Trước đó, từ tháng 8.2013, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phối hợp Trường đại học Đà Nẵng tập huấn kỹ thuật xử lý, bảo quản mẫu vật sinh vật biển cho cán bộ kỹ thuật và người dân làm công tác bảo tồn trong Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.

Báo Thanh Niên, 11/11/2013
Đăng ngày 12/11/2013
H.X.Huỳnh - Quốc Phương (thực hiện)
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:02 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:02 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:02 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:02 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:02 25/11/2024
Some text some message..