Làng biển Tam Quang qua mùa đánh bắt...

Kết thúc mùa khai thác hải sản năm 2018, ngư dân xã Tam Quang (Núi Thành) đạt hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn cần được tháo gỡ để vào vụ mới 2019.

Làng biển Tam Quang qua mùa đánh bắt...
Ông Phúc đang thu hoạch cá

Là xã trọng điểm về nghề khai thác hải sản của huyện Núi Thành, năm 2018 xã Tam Quang có 415 tàu thuyền ra quân đánh bắt với tổng công suất máy 82.280CV, trong đó có 163 phương tiện trang bị máy công suất từ 90CV trở lên. Các tàu thuyền chủ yếu hành nghề lưới vây, câu mực khơi, lưới chuồn, câu cá hố, chụp mực…

Trong năm 2018, do biển động liên tục ở thời điểm đầu vụ nên các đội tàu ra khơi đánh bắt trễ hơn một tháng so với năm trước. Tuy vậy, với đội tàu thuyền đủ năng lực, trang thiết bị hiện đại và ngư dân dày dạn kinh nghiệm bám biển nên mùa khai thác hải sản năm 2018 của xã Tam Quang đạt tổng sản lượng 18.800 tấn, vượt 3,3% chỉ tiêu huyện giao; tổng giá trị đạt 350 tỷ đồng; thu nhập bình quân của mỗi lao động 60 triệu đồng/vụ. Nhiều tàu thuyền đánh bắt đạt sản lượng cao, có thu nhập và tích lũy lớn như tàu ông Trần Sành, Trần Chinh, Trần Ly, Trần Nhân, Nguyễn Thanh Tuấn...

Bên cạnh thuận lợi, qua một mùa khai thác hải sản, ngư dân xã Tam Quang cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Ông Huỳnh Văn Định - Chủ tịch UBND xã Tam Quang chia sẻ: “Ngoài yếu tố thời tiết, ngư trường bất lợi, ngư dân Tam Quang còn gặp khó khăn về giá cả đầu ra của hải sản không ổn định, giá nhiên liệu tăng làm thu nhập của lao động biển giảm sút. Bên cạnh đó, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp làm cho ngư dân cảm thấy bất an khi sản xuất trên các vùng biển xa; việc đầu tư của nhà nước còn hạn chế nên ngư dân không có điều kiện tu bổ, nâng cấp tàu...”.

Trước thực tế trên, xã Tam Quang đã có đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để chuẩn bị phương tiện, nhân lực bước vào mùa khai thác hải sản mới ngay trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019. Năm nay, xã tập trung củng cố và duy trì số lượng phương tiện tàu thuyền hiện có, hạn chế phát triển tàu cá có công suất máy từ 90CV trở xuống; tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, vốn vay ngân hàng và vốn tự có để nâng cấp, đóng mới tàu thuyền có công suất máy từ 90CV trở lên.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích ngư dân yên tâm bám biển dài ngày trong vụ mới năm 2019, xã Tam Quang đã có nhiều đề xuất, kiến nghị với nhà nước và các đơn vị liên quan. Trước hết là kiến nghị Sở NN&PTNT tiếp tục mở các lớp tập huấn về phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn cho ngư dân trên biển, hướng dẫn vùng lãnh hải, biên giới, hải phận cho ngư dân an tâm sản xuất vùng biển xa; tăng cường kiểm tra chất lượng tàu thuyền, máy móc nhằm giảm bớt rủi ro trên biển; hướng dẫn thủ tục gọn nhẹ để ngư dân vay vốn, đóng mới, cải hoàn tàu thuyền...

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 02/02/2019
Văn Phin
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:11 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:11 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:11 09/11/2024
Some text some message..