Làng cá bè hủy hoại nguồn nước sinh hoạt

Nhiều gia đình lấy bè làm nhà, mọi chất thải của hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt của con người đều xả xuống sông khiến đoạn sông qua khu vực làng bè luôn vẩn đục, bốc mùi hôi đặc trưng của thức ăn nuôi cá

làng cá bè
Ảnh minh họa (Internet)

Nằm ngay trung tâm TP Biên Hòa (Đồng Nai) là làng cá bè nằm trên đoạn sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai) thuộc phạm vi các phường Tân Mai, Thống Nhất, An Bình và Hiệp Hòa.

Nuôi cá bè là nguồn kinh tế chính của nhiều gia đình ở đây, nhưng làng cá bè cũng gây ô nhiễm nguồn nước của Đông Nam bộ nói chung và TPHCM nói riêng.

Hàng trăm bè cá dày san sát nhau trên sông, những lúc nước ròng, dòng sông chỉ còn một luồng lạch nhỏ. Nhiều gia đình lấy bè làm nhà, mọi chất thải của hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt của con người đều xả xuống sông khiến đoạn sông qua khu vực làng bè luôn vẩn đục, bốc mùi hôi đặc trưng của thức ăn nuôi cá.

Dự án di dời, quy hoạch lại làng nuôi cá bè được triển khai từ năm 2006, nhằm cải tạo cảnh quan, môi trường sông Đồng Nai. Sau nhiều năm triển khai, UBND TP Biên Hòa đưa ra hạn chót di dời làng cá bè là vào cuối tháng 9/2013. Tuy nhiên, đến nay việc chủ trương này vẫn chưa thực hiện được.

Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP Biên Hòa, cho biết đến thời điểm này mới có 5 hộ thuộc phường An Bình thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch di dời làng cá bè ô nhiễm này. Thành phố hỗ trợ kinh phí di dời 900 ngàn đồng/hộ. Khó khăn nhất hiện nay là nhiều hộ không đồng thuận tìm cách tránh né. Lãnh đạo xã Hiệp Hòa cho biết hầu hết các chủ bè đều từ địa phương khác đến neo đậu bè, chính quyền không quản lý được. 

Cứ vào dịp cuối năm lại xảy ra việc cá nuôi bè ở đây chết hàng loạt. Cuối tháng 12 vừa qua hàng chục tấn cá bè ở đây lại chết. Ngoài việc bán rẻ cá chết, nhiều hộ chăn nuôi dùng luôn cá chết làm thức ăn nuôi cá, tiếp tục gây ô nhiễm nguồn nước.

Nguyên nhân cá chết được người dân cho rằng do nguồn nước ô nhiễm từ nước thải khu công nghiệp. Tuy nhiên, phòng Kinh tế TP Biên Hòa và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho rằng chính điều kiện chăn nuôi của người dân không phù hợp, ngoài mật độ nuôi cá quá dày thì việc sử dụng các phế phẩm chăn nuôi để làm thức ăn cho cá là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiệt hại cho chính người chăn nuôi.

Báo Tiền Phong, 16/01/2014
Đăng ngày 17/01/2014
Mạnh Thắng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:13 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 10:13 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:13 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:13 27/12/2024
Some text some message..