Làng nghề nước mắm chờ... cá

Từ đầu tháng Giêng đến tháng 7 âm lịch hàng năm, các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống tất bật sản xuất. Đầu năm nay, cá cơm khan hiếm, giá cao nên các cơ sở chế biến không hết công suất. Họ đang chờ vụ cá mới vào tháng 6, tháng 7 âm lịch để hoàn thành vụ mắm năm nay.

nước mắm cá cơm
Một cơ sở chế biến nước mắm truyền thống ở xã An Hòa Hải, huyện Tuy An. Ảnh: Nhung Lụa

Hiện ở Phú Yên, các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống tập trung ở Gành Đỏ (TX Sông Cầu), An Chấn, An Hòa Hải (huyện Tuy An), Long Thủy (TP Tuy Hòa), Hòa Hiệp Trung (TX Đông Hòa)...

Giá nguyên liệu tăng, sản lượng giảm

Ông Phạm Văn Khải, chủ cơ sở chế biến nước mắm truyền thống Tân Lập (Gành Đỏ, TX Sông Cầu) cho hay: Vụ mắm 2019, gia đình tôi muối hơn 130 tấn cá; đến nay đã bán hơn 2/3 lượng mắm chế biến được. Còn năm nay, chúng tôi mới chỉ muối được hơn 20 tấn cá vào tháng Giêng, tháng hai. Nguồn cá khan hiếm, giá lại cao hơn năm trước khiến các cơ sở chế biến không khỏi lo lắng. Chúng tôi đang chờ đợi tháng 6, tháng 7 âm lịch sẽ có đợt cá mới để muối bổ sung.

Tương tự, cơ sở chế biến nước mắm Ngân Mỹ Á (Long Thủy, TP Tuy Hòa) cũng đang từng ngày chờ nguồn cá mới để lấp đầy những thùng cá còn trống. Theo chị Lê Thị Kim Ngân, chủ cơ sở chế biến nước mắm này, năm nay, mùa cá cơm ngắn hơn mọi năm. Khó khăn lắm chị Ngân mới “săn” được hơn 20 tấn cá cơm, nhưng cũng chỉ đáp ứng hơn 40% công suất. Thêm vào đó, giá cá cơm thu mua dao động ở mức 370.000-450.000 đồng/giỏ cá cơm khoảng 15-17kg, cao hơn nhiều so với năm trước. “Tôi đã đặt cọc các tàu cá quen với hy vọng sẽ có cá để lấp đầy các thùng cá trong thời gian còn lại của năm”, chị Ngân nói.

Đối với những cơ sở chế biến nước mắm quy mô nhỏ, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất lại càng khó khăn hơn. Bà Đào Thị Chung, chủ cơ sở nước mắm truyền thống Hương Lụa (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An) bày tỏ: Với những cơ sở muối mắm quy mô nhỏ thì việc cạnh tranh tìm kiếm nguyên liệu luôn khó khăn và phải chấp nhận mua giá cao hơn những cơ sở lớn. Năm nay, cá chỉ về một đợt đầu năm nên gia đình tôi mới muối được 4 thùng (gần 4 tấn cá). Hiện cơ sở chuẩn bị một số thùng trống, hy vọng tháng 6, tháng 7 âm lịch sẽ có đợt cá mới. Năm nay, giá cá cơm, cá nục đều cao hơn mọi năm, chất lượng cá cũng tốt hơn nên kỳ vọng sẽ có một mẻ mắm thơm ngon, chất lượng. Mặc dù giá thành sản xuất tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ giá nước mắm phổ biến từ 30.000-150.000 đồng/lít.

Theo bà Chung, nghề chế biến nước mắm truyền thống đã được gia đình bà truyền qua 3 đời. Do vậy, mặc dù có nhiều khó khăn, vất vả, tiền lãi ngày càng ít ỏi nhưng bà vẫn nỗ lực giữ nghề. Đặc biệt, gia đình bà không ngừng học hỏi, cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng.

Rộ dịch vụ muối mắm tại nhà

Bên cạnh hoạt động của các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống, dịch vụ muối mắm tại nhà theo yêu cầu của khách cũng nở rộ trong những năm gần đây. Nhiều nơi bắt đầu hình thành những đội, tổ chuyên muối mắm tại nhà cho khách.

Chị Lê Thị Thanh Tâm ở xã An Chấn, huyện Tuy An, chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề muối mắm truyền thống từ nhiều năm nay. Gần đây việc tiêu thụ khó khăn nên tôi chuyển sang mua bán cá tại các chợ, kiêm muối mắm tại nhà cho khách. Trước đây, khi chưa có nhiều người biết đến dịch vụ này thì mỗi vụ, tôi chỉ muối vài trăm ký cá cho khách quen. Đến nay, mỗi vụ tôi muối được vài tấn cá cho khách hàng; tập trung ở các huyện Tuy An, Phú Hòa và TP Tuy Hòa.

Để thuận tiện, cá và muối được chở đến nhà khách rồi muối mắm theo yêu cầu, hoặc được muối sẵn tại bến rồi mang đến tận nhà giao cho khách. Mắm được muối vào bình nhựa 20 lít hoặc thạp sành; khách chỉ cần bảo quản, đảo trộn và dang nắng; đến khi đủ thời gian, mắm “chín” thì nhỉ ra ăn dần.

Thông thường, mỗi bình mắm 20 lít có giá dao động từ 480.000-500.000 đồng; thu được 10 lít mắm nhất; sau đó bỏ thêm nước muối sẽ được một lượt mắm nước hai để pha chế thành mắm dùng cho nấu ăn. Với việc muối mắm tại nhà, khách hàng vừa có mắm ngon, lại đảm bảo an toàn và tiết kiệm hơn so với mua mắm ngoài thị trường.

Chị Ngô Thị Minh Sáng ở phường 9, TP Tuy Hòa, cho biết: Trước đây, gia đình tôi vẫn hay muối mắm ăn, nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên năm được năm hư. Từ khi biết đến dịch vụ muối mắm tại nhà, mỗi năm tôi đều thuê muối 2 bình mắm, vừa để ăn, vừa tặng bạn bè, người thân. Tôi thấy dịch vụ muối mắm tại nhà rất tiện; mình vừa quản lý được chất lượng cá, muối, đảm bảo an toàn thực phẩm, chi phí lại rẻ.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 09/06/2020
Ngô Xuân
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 00:05 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 00:05 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 00:05 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 00:05 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 00:05 19/02/2025
Some text some message..