Làng nuôi cá chìm trong đau khổ và giận dữ

Nỗi buồn và sự phẫn nộ bao trùm làng nuôi cá lồng bè xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi cá chết hàng tấn, công sức và tiền tỉ của dân cũng trôi sông

làng bè
Người dân buồn bã vì cá chết nhiều, thiệt hại nặng Ảnh: NGỌC GIANG

Đến chiều 8-9, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè khu vực dưới sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn còn vớt cá chết lên gom lại để tiêu hủy. Từ hôm 5-9, cá đua nhau nhảy vọt lên khỏi mặt nước rồi chết nổi trắng sông. Theo kinh nghiệm của người dân, nguyên nhân là do cá bị thiếu ôxy, sốc nước trước môi trường nước biến đổi.

Ông Dương Văn Hùng có gần 50 lồng nuôi các loại cá chim, bóp, chẽm. Đợt này, phần lớn cá đều bị chết, trong đó có cả cá giống và cá thành phẩm nuôi gần 1 năm nặng khoảng 4-5 kg/con. Chỉ trong 1 đêm, phần lớn tài sản giá trị gần 1 tỉ đồng của gia đình ông bỗng dưng mất trắng. Cũng như bè cá nhà ông Hùng, hàng chục hộ dân xung quanh cũng rơi vào cảnh như vậy.

“Chúng tôi đau lòng lắm! Tài sản bỗng mất hết mà không được làm rõ. Nhiều năm trước cũng xảy ra hiện tượng cá chết nhưng không nghiêm trọng và số lượng lớn như lần này. Mong chính quyền tìm cách cứu chúng tôi!” - ông Hùng thất thần nói.

Sau khi xảy ra vụ việc trên, các hộ dân cho rằng nguyên nhân cá chết là do các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn xả nước thải ô nhiễm chưa qua xử lý ra sông. Quá đau đớn và phẫn nộ, người dân đã đưa xe chở cá đến đổ trước cổng các nhà máy. Một ngày sau đó, người dân còn đưa hàng trăm ký cá chết đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tìm gặp chủ tịch tỉnh để nhờ can thiệp. Ngày tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Trình, cùng các ban, ngành đã tổ chức gặp gỡ người dân để tìm hướng giải quyết.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Bùi Đức Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn, cho biết nỗi đau vẫn đeo bám người nuôi cá khi bất lực nhìn cá tiếp tục chết mà không có biện pháp gì. “Người nuôi cá dồn tất cả vốn liếng, vay mượn để làm ăn nên gặp tình trạng này họ rất hoảng sợ. Những ngày qua, khoảng 15/200 hộ nuôi với cả ngàn lồng cá trên khu vực sông Chà Và gặp tai họa. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 5-7 tỉ đồng” - ông Bình nói.

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng trên theo người dân là do các nhà máy xả thải độc hại gây ô nhiễm nhưng để xác định cụ thể thì cần có thời gian làm rõ. Nếu quá trình kiểm tra phát hiện nhà máy nào vi phạm, sở sẽ trình UBND tỉnh buộc ngưng hoạt động.

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Trình đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh kiểm tra sự việc, lấy mẫu phân tích, xác định nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt, báo cáo và đề xuất phương án để UBND tỉnh xử lý. Ông Trình cũng yêu cầu lập ban chỉ đạo thu thập chứng cứ, xác định mức độ thiệt hại để có căn cứ bồi thường. Bên cạnh đó, cần phải có phương án bố trí, sắp xếp, di dời các lồng bè cá giúp người dân tránh khu vực ô nhiễm.

Người Lao Động, 08/09/2015
Đăng ngày 10/09/2015
Xuân Hoàng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 22:40 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 22:40 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:40 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:40 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:40 21/12/2024
Some text some message..