Làng nuôi trồng thủy sản trên cửa sông Cái Mắm

Cửa sông cô quạnh ngày nào giờ đã có hẳn một làng nổi nuôi trồng thủy sản gồm 16 hộ.

cho cá ăn
Ông Thịnh đang cho cá ăn.

Thấy ông làm ăn có hiệu quả, nhiều hộ trong vùng đã tìm đến học hỏi, cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho mỗi hộ đầu tư nuôi trồng mới 15 triệu đồng cũng như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, đến nay ở cửa sông cô quạnh ngày nào đã có hẳn một làng nổi nuôi trồng thủy sản gồm 16 hộ.

Một mình lập nghiệp nơi cửa sông

Ông Tô Đức Thịnh - Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản Đức Thịnh - lão ngư quắc thước kể.

Năm 2002, sau hàng chục năm làm ở HTX vận tải biển của huyện Đầm Hà rồi buôn bán thủy sản, ông “đột ngột” trở về vay vốn tạo việc làm của chính phủ và bạn bè được 60 triệu đồng đóng nhà bè với 6 ô nuôi trồng thủy sản lênh đênh một mình ở cửa sông Cái Mắm.

Ông nhận thấy đây sẽ là nghề để gia đình ông ổn định cuộc sông lâu dài. Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ…cho kết quả kinh tế cao, ông đã tích lũy được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới toàn bằng gỗ tốt, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11; 12.

Theo tính toán của ông Thịnh, mỗi lứa cá đầu tư nuôi từ 10 đến 15 tháng mới cho thu hoạch, do vậy, để tiết kiệm chi phí, hằng ngày, các nhà bè trong làng đều tranh thủ đi thu mua hải sản đánh bắt được của bà con trên biển đem vào đất liền bán kiếm chút lời, hoặc đi câu cá, hoặc đánh lưới ghẹ ...để lấy ngắn nuôi dài.

Khoảng 11 giờ trưa, con trai cả của ông Thịnh đi câu cá ngoài biển từ sáng trở về. Xách mớ cá tráp vàng tươi chừng 6 kg để chiều mẹ đem vào bờ bán, anh nhẩm tính có rẻ thì buổi sáng nay cũng làm được trên 400 ngàn đồng, đấy là chưa kể đến dăm con song chấm nhỏ đem thả vào lồng nuôi và buổi chiều anh lại ngồi ngay tại bè câu cá giòn. Đây chính là công việc thường ngày của anh và bình quân ngày nào anh cũng kiếm được từ 4 đến 5 trăm nghìn đồng, phụ giúp cho cuộc sống gia đình.

Sau 10 năm cần mẫn làm ăn ở cửa bể mênh mông trời nước, mỗi năm ông Thịnh chỉ về đảo qua ngôi nhà 2 tầng khang trang ở thị trấn huyện vỏn vẹn vài chục ngày, thời gian còn lại ông đều dành cho việc chăm cá trên nhà bè và giúp đỡ bà con nuôi trồng thủy sản.

Khó khăn của làng nổi

Thấy ông làm ăn có hiệu quả, nhiều hộ trong vùng đã tìm đến học hỏi, cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền huyện cho mỗi hộ đầu tư nuôi trồng mới 15 triệu đồng cũng như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, đến nay ở cửa sông cô quạnh ngày nào đã có hẳn một làng nổi nuôi trồng thủy sản gồm 16 hộ. Đến năm 2012 vừa qua, ông Thịnh cùng 7 xã viên khác thành lập HTX nuôi trồng thủy sản Đức Thịnh.

Là một trong hai HTX nuôi trồng thủy sản của cả huyện, nhưng sau hơn một năm thành lập, HTX mới chỉ vay được 500 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của tỉnh. Theo ông Chủ nhiệm Tô Đức Thịnh, khó khăn lớn nhất hiện nay của HTX là việc khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của nhà nước, bởi HTX không có nhiều tài sản để thế chấp.

Anh Hoàng Văn Đức - 30 tuổi, chủ nhà bè với 12 ô lồng nuôi chủ yếu là cá sủ sao - loài cá thông dụng, dễ bán trên thị trường - ở nhà bè bên cạnh ghé qua chơi cho biết: Tháng 9 năm 2012, gia đình anh đầu tư 180 triệu đồng đóng nhà bè và 50 triệu đồng cá giống, đó là chưa kể đến chi phí đầu tư mua tàu bè để đi lại và ăn uống trong khoảng thời gian đợi chờ lứa cá trưởng thành mới có sản phẩm cho thu nhập; nhưng lại rất khó trong việc vay vốn và khi tiếp cận thì chỉ được vay 20 triệu đồng – một con số quá ít ỏi so với tổng số đầu tư trung bình là 300 triệu đồng để mỗi hộ gia đình lập nghiệp.

HTX Đức Thịnh đang lập đề án xin được bảo vệ khoanh nuôi 2 cánh rừng ngập mặn ở khu vực cửa sông, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, chống xói mòn đất và che chắn cho khu vực khoanh nuôi của bà con khỏi bị ảnh hưởng của sóng gió.

Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ…cho kết quả kinh tế cao, ông đã tích lũy được vốn liếng kha khá

Báo Tiền Phong, 14/11/2013
Đăng ngày 15/11/2013
Phạm Quỳnh
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 22:50 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 22:50 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 22:50 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 22:50 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:50 22/01/2025
Some text some message..