Lãng phí trung tâm sản xuất giống thủy sản Phước Hải

Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) do chậm triển khai các dự án tại đây đang gây lãng phí nguồn tài nguyên đất của địa phương và ảnh hưởng đến định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Lãng phí trung tâm sản xuất giống thủy sản Phước Hải
Dự án của Công ty TNHH Trại nuôi cá Sai Pac đã ngưng hoạt động, cơ sở sản xuất xuống cấp.

Nhiều dự án ... bất động


Khu đất 30ha do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đầu tư hiện nay vẫn còn hoang sơ hầu như không hoạt động.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 6-2015, với tổng diện tích đất sử dụng 149,4ha. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho 10 đơn vị đầu tư xây dựng dự án sản xuất giống thủy sản tại đây, với tổng diện tích 127,6ha. Thế nhưng đến nay, chỉ có một số dự án đi vào hoạt động, các dự án còn lại không được triển khai hoặc chỉ triển khai cầm chừng.

Dẫn phóng viên đến một khu đất trống khá lớn trước đây là đồi cát nay đã được san phẳng, đại diện Phòng NN-PTNT huyện Đất Đỏ cho biết, khu vực này là dự án Trại sản xuất giống cá biển Đặng Lâm của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2012. Dự án sử dụng 8ha đất, tổng vốn đầu tư đăng ký 102 tỷ đồng, chuyên sản xuất giống cá biển, tôm, nhuyễn thể và rong tảo biển có chất lượng cao. Tháng 2-2014, UBND tỉnh đã bàn giao toàn bộ diện tích đất để nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án. Thế nhưng, đã 4 năm trôi qua, đến nay, chủ đầu tư mới hoàn thành hạng mục tường rào bao quanh dự án, còn lại là khu đất trống chỉ cát và cỏ dại, các hạng mục theo kế hoạch đầu tư vẫn đang nằm… trên giấy.

Dự án Trại sản xuất giống cá biển Đặng Lâm của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. 

Dự án Trại sản xuất giống cá biển Đặng Lâm của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. 

Cách dự án Trại sản xuất giống cá biển Đặng Lâm một con đường là dự án Trại cá Sai Pac của Công ty TNHH trại nuôi cá Sai Pac, với diện tích đất sử dụng 4,8ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 3 triệu USD. Dự án này đã hoàn thành việc xây dựng khoảng 90% theo thiết kế và đi vào hoạt động từ năm 2010, chuyên cung cấp các loại cá giống: chẽm, chim vây vàng, mú, bớp… Tuy nhiên, hiện nay, dự án này đang ngưng hoạt động do sản xuất không hiệu quả. Theo ghi nhận của phóng viên, do không hoạt động nên hầu hết các hạng mục của dự án đều đã xuống cấp, bạt che bị rách nát, nhà xưởng sắt rỉ sét.

Tương tự, dự án Trung tâm thực nghiệm giống thủy sản Nam bộ do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (thuộc Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư, với mục tiêu nghiên cứu, sản xuất cung cấp nguồn giống hải sản bố mẹ như tôm sú, thôm thẻ chân trắng, hàu, các loại cá biển nước mặn, lợ… cũng chưa triển khai các hạng mục theo kế hoạch. Dự án này được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và đã bàn giao 30ha đất từ năm 2004. Thế nhưng, sau 14 năm, dự án vẫn chưa hoàn thành. Theo quan sát của phóng viên, hiện trên khu đất 30ha của dự án chỉ có một vài dãy nhà làm việc được đầu tư xây dựng, còn lại các ao nuôi ngoài trời đã được đào thành những hố sâu cho mục đích thả nuôi cá nhưng đang bỏ hoang không sử dụng. Ông Đặng Văn Tư, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đất Đỏ cho biết, việc để đất trống không bảo quản vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến môi trường đất khu vực trên như dễ gây xói mòn, hoang hóa…

Theo Sở KH-ĐT, đến nay, có 10 đơn vị được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư vào Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải, gồm: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNT), diện tích 30ha, vốn đầu tư đăng ký hơn 90 tỷ đồng; Công ty TNHH Đại Thành, diện tích 13ha, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng; Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm, 8ha, vốn đầu tư 102 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Tùng, diện tích 5ha, vốn đầu tư 102 tỷ đồng; Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, diện tích 6ha, vốn đầu tư 8,87 triệu USD; Công ty CP Đầu tư du lịch Quốc Hương, diện tích 17ha, vốn đầu tư 30 tỷ đồng; Công ty TNHH TM-DV P&T, diện tích 14ha, vốn đầu tư 100 tỷ đồng; Công ty CP MC Fish Việt Nam, diện tích 28ha, vốn đầu tư 30 tỷ đồng; Công ty TNHH Trại nuôi cá Sai Pac, diện tích 4,8ha, vốn đầu tư 3 triệu USD; Công ty TNHH TMDV Sông Nam, diện tích 1,8ha.  Hiện nay, chỉ có dự án của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Ngọc Tùng đang hoạt động; dự án của Công ty TNHH Đại Thành và Công ty TNHH Trại nuôi cá Sai Pac đã hoàn thành xây dựng nhưng hiện đang ngưng hoạt động do sản xuất không hiệu quả; dự án của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II mới đầu tư rải rác một số hạng mục và hiện hầu như không hoạt động; dự án của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm mới chỉ xây tường rào. Các dự án còn lại chưa triển khai.

Lãng phí tài nguyên ảnh hưởng phát triển thủy sản

Ông Lê Hoàng Hải, Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết, thực hiện Quyết định số 2217/QĐ-UBND của UBND tỉnh, cuối năm 2016, Sở KH-ĐT đã tiến hành thanh tra các dự án tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải. Qua thanh tra cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án như: nhà đầu tư thiếu vốn, vướng thủ tục về đất đai như là dự án của Công ty CP Đầu tư du lịch Quốc Hương, Công ty TNHH TM-DV P&T... Bên cạnh đó, việc chậm triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống nước ngọt tại Trung tâm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Để đến Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải, từ tuyến đường ven biển, đoạn qua ấp Lộc An (thị trấn Phước Hải), chúng tôi quẹo vô con đường nhỏ dài hơn 2km. Hiện tại, con đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều ổ gà, ổ voi, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Theo ông Trần Quang Vinh, Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành NN-PTNT tỉnh, con đường nêu trên được Công ty TNHH Sai Pac đầu tư từ những năm 2010, còn hệ thống hạ tầng tại Trung tâm sản giống thủy sản tập trung Phước Hải vẫn chưa được thực hiện. Năm 2015, sau khi có quyết định phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung, Sở NN-PTNT đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án chuyên ngành NN-PTNT tỉnh triển khai đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm như: san nền, đường giao thông, hệ thống thoát nước, cấp nước, điện… Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên dự án không được đưa vào vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Ông Tạ Văn Bửu, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cho rằng, các dự án tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản Phước Hải có ý nghĩa quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Nếu các dự án này sớm đi vào hoạt động sẽ cung cấp nguồn giống thủy sản có chất lượng cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản của tỉnh, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay, các dự án tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải triển khai rất chậm hoặc không được triển khai đã gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.


Dự án Trại sản xuất giống cá biển Đặng Lâm của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Đặng Lâm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. 

Ở một góc nhìn khác, theo Chi cục Thủy sản, trên địa bàn tỉnh hiện có 126 cơ sở sản xuất giống thủy sản, chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và một số loại cá biển như cá chẽm, cá chim, cá bớp… Các cơ sở này quy mô nhỏ lẻ, cơ sở vật chất không bảo đảm nên chất lượng con giống chưa cao. Một số cơ sở mong muốn được di dời vào Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải để mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng hiện nay, quỹ đất tại Trung tâm rất hạn hẹp, không đủ để đáp ứng nhu cầu, trong khi đó nhiều dự án được giao đất tại Trung tâm lại không triển khai, điều này rất lãng phí.

Ông Piyapong Chatkul, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, một trong 2 nhà đầu tư hiệu quả tại Trung tâm giống thủy sản tập trung Phước Hải cho biết, theo kế hoạch sản xuất năm 2018 trại giống tại BR-VT sẽ sản xuất khoảng 2 tỷ con tôm post giống và hướng đến đầu tư nuôi 10.000 cặp tôm bố mẹ tại Việt Nam trong khi hiện nay tôm giống bố mẹ đều nhập 100% từ nước ngoài. Công ty cũng đã có chủ trương xin thêm khoảng 30ha đất để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc xin chủ trương cũng gặp nhiều khó khăn.


Hầu hết các dự án tại Trung tâm giống thủy sản tập trung Phước Hải đều đang bỏ trong toàn là bãi cát.

ĐỒNG CHÍ LÊ TUẤN QUỐC, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH:

Lựa chọn nhà đầu tư tâm huyết

Trước thực trạng các dự án tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải chậm triển khai, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH-ĐT rà soát, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để nắm bắt tình hình, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Với những dự án mà nhà đầu tư vẫn có mong muốn thực hiện, UBND tỉnh sẵn sàng tạo điều kiện để tiếp tục triển khai dự án nhưng chủ đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm tiến độ triển khai. Đối với các dự án mà nhà đầu tư không có khả năng thực hiện, tỉnh sẽ xem xét thu hồi để thu hút nhà đầu tư khác. Cùng với đó, tỉnh sẽ xem xét bố trí vốn để Ban Quản lý dự án chuyên ngành NN-PTNT tỉnh thực hiện đầu tư hạ tầng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án.

Theo quy hoạch do UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải gồm các khu chức năng: Khu sản xuất giống thủy sản; Khu nghiên cứu, thực nghiệm; Khu di tích mộ cá Ông và bảo tồn nghề cá; Khu công viên cây xanh; Khu hạ tầng kỹ thuật và Khu điều hành sản xuất. UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án chuyên ngành NN-PTNT tỉnh thực hiện đầu tư hạ tầng trung tâm này.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 15/04/2018
Thanh Trí
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 12:59 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 12:59 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 12:59 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 12:59 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 12:59 17/02/2025
Some text some message..