Lào Cai: Cá chết hàng loạt ở Trì Quang do nắng nóng

Một số hộ nuôi thủy sản tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng do tình trạng cá chết hàng loạt. Tính đến thời điểm này, toàn xã đã có khoảng trên 4 tấn cá bị chết.

Lào Cai: Cá chết hàng loạt ở Trì Quang do nắng nóng
Nuôi cá Lào Cai. Ảnh: THLC

Theo phản ánh của chính quyền và người dân địa phương, tình trạng cá chết hàng loạt diễn ra rải rác từ cuối tháng 7, nhưng đỉnh điểm bắt đầu từ khoảng ngày 10/8 đến nay, tập trung chủ yếu ở các ao, hồ được người dân chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, bao gồm cả trắm cỏ, chép và rô phi đơn tính. Về nguyên nhân của hiện tượng này, ông Vũ Văn Trọng, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiêp và xây dựng nông thôn mới xã Trì Quang cho biết: "Nguyên nhân cá chết rải rác ở một số hộ chăn nuôi hình thức công nghiệp là do thời tiết nắng nóng quá, dẫn đến tình trạng là ao hồ bị thiếu ô xi và có những hộ, khi chăn nuôi thì lại không có máy phát điện dự phòng, nên xảy ra tình trạng cá bị chết hàng loạt".

Là 01 trong những hộ dân bị thiệt hại kinh tế do cá chết hàng loạt trong những ngày qua, bà Phạm Thị Tám, hộ chăn nuôi thủy sản của xã Trì Quang cho biết: "Nhà tôi cá chết là do quên bật sục nên cá thiếu ô xi, cá chết phải đến 05 – 06 tạ, toàn cá trắm, cá chép sắp được thu hoạch, nên là cũng mất khoản tiền lớn. Nuôi cá mà sơ sểnh tý thôi là mất lãi như chơi, mất cả gốc luôn".

Được biết, trong vòng 03 – 04 năm trở lại đây, phong trào nuôi thủy sản của xã Trì Quang phát triển tương đối mạnh do nhiều hộ dân đã thực hiện việc chuyển đổi những chân ruộng xấu, cấy lúa không hiệu quả sang đào ao thả cá. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có mặt nước nuôi trồng thủy sản lên tới 45 ha. Chỉ tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2019 này, nông dân xã Trì Quang đã bán ra thị trường 125 tấn cá, tăng gần 60 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Xác định ngành nuôi thủy sản là thế mạnh kinh tế, mang thêm nguồn thu nhập để giảm nghèo bền vững cho người dân, chính quyền xã đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi thủy sản an toàn và hiệu quả. Ông Vũ Văn Trọng cho biết thêm: "Hàng năm chúng tôi thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Từ tháng 7 đến nay, chúng tôi phối hợp với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện và Trường Cao đẳng Lào Cai mở 02 lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm; 02 lớp đào tạo nghề cho khoảng 70 người, thời gian đào tạo 02 tháng hiện giờ đang học, mà đối tượng là dành cho những hộ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn".  

Tuy chính quyền địa phương đã có quy hoạch chăn nuôi thủy sản rõ ràng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, song trước những biến đổi khí hậu cực đoan, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài như những ngày qua, việc xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt tại hệ thống các ao hồ chăn nuôi thủy sản theo hình thức công nghiệp tại xã Trì Quang là điều khó tránh khỏi; được biết, tình trạng này cũng đã xảy ra ở 01 số địa phương khác trên địa bàn huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh. Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai khuyến cáo: Để giảm nguy cơ ô nhiễm hữu cơ trong ao, khiến hiện tượng cá chết hàng loạt do thời tiết nắng nóng, các hộ chăn nuôi thủy sản cần cho cá ăn lượng vừa phải, thu dọn sạch thức ăn dư thừa; thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi; chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao; nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc. Để hạn chế cá bị sốc nhiệt, bà con cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho cá như: Duy trì mực nước trong ao dưới 1,5 m; trồng cây dây leo như bầu, bí trên bờ làm dàn xuống ao che nắng; thả bèo trên mặt ao và phải thường xuyên bật máy sục, duy trì đảm bảo lượng ô xi trong nước, nhất là đối với diện tích ao hồ chăn nuôi cá theo hình thức công nghiệp.

Bà con cũng đặc biệt lưu ý, thời điểm này thường xuất hiện những trận mưa rào đột ngột có thể làm thay đổi môi trường ao nuôi, kéo theo độ PH giảm thấp, do vậy, cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết, có kế hoạch bón vôi quanh bờ ao để cân bằng lượng PH khi có mưa bão, hạn chế thấp nhất những thiệt hại kinh tế do tình trạng cá chết  hàng loạt vì nắng nóng.

THLC
Đăng ngày 22/08/2019
An Hồng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 15:04 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 15:04 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 15:04 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 15:04 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 15:04 19/12/2024
Some text some message..