Lao đao vì... ngao

Chưa hết “sốc” vì ngao chết, rồi rớt giá, những người nuôi ngao ở các xã: Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)... lại lao đao vì phải hứng chịu hậu quả cơn bão số 6 vừa qua.

lao dao vi ngao
Người dân Hậu Lộc bần thần khi ngao số chết, số bị trôi ra biển vì bão số 6.

Chúng tôi về thăm xã Đa Lộc ngay những ngày sau bão, từng đống ngao nằm ngổn ngang do bão dồn lại; chòi canh, vây... thì tan nát. Tại khu vực nuôi ngao của gia đình anh Vũ Văn Trọng – (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tận mắt chứng kiến cảnh ngao chết chất từng đống, chúng tôi mới biết người nuôi ngao đang lo lắng, hoang mang thực sự.

Đứng giữa cánh đồng ngao trơ vài cái cọc, vây... và một ít ngao chết còn sót lại, anh Trọng ngao ngán: “Để có vốn nuôi ngao, ngoài số tiền tiết kiệm ít ỏi, gia đình tôi đã phải cầm cố nhà c?ửa để vay vốn ngân hàng. Thế nhưng, chưa thu được đồng nào thì cơn bão số 6 ập đến. Do sóng to, gió lớn khiến một số ngao bị dồn lại thành đống rồi chết, còn phần lớn thì bị trôi ra biển. Tiền trả lãi ngân hàng, tiền nuôi 3 đứa con ăn học, tiền trả lương cho nhân công, tiền thuê đất bãi... đều trông chờ vào số ngao này. Không biết rồi đây gia đình tôi phải xoay xở ra sao nữa?”.

Đang cố gắng mót những con ngao còn sống, anh Mai Xuân Thiều (thôn Minh Thịnh, xã Minh Lộc) tâm sự: “Ngoài 3ha diện tích ngao ở xã Minh Lộc, năm 2010, gia đình tôi còn thầu 21 ha ở huyện Nga Sơn, nhưng do vốn ít nên mới đầu tư nuôi được 8ha ngao với tổng số vốn trên 3 tỷ. Cơn bão đến nhanh quá kiến người dân không kịp trở tay. Vậy là bao nhiêu vốn liếng chỉ sau một đêm đều cuốn phăng ra biển. Nếu không có những hỗ trợ kịp thời từ các cấp, các ngành thì người dân chúng tôi không thể bám nghề được nữa”.

Không chỉ riêng gia đình anh Trọng, anh Thiều hay chị Oanh mà hàng trăm hộ dân nuôi ngao ở Hậu Lộc đều thiệt hại nặng nề từ cơn bão. Nhiều hộ dân ở các xã này còn thuê đất nuôi ngao ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) cũng đều bị mất trắng. Từ khi cơn bão đi qua, nhiều hộ nuôi ngao như ngồi trên đống lửa bởi những chi phí đã bỏ ra như phí thuê đất, tiền nhân công, tiền giống, công chăm sóc, lãi ngân hàng... Nguy cơ mất trắng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Vũ Ngọc Toản – Phó phòng Nông nghiệp UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang cho kiểm tra, rà soát con số thiệt hại cụ thể để có những phương án hỗ trợ hoặc chính sách miễn giảm hợp lý cho người nuôi ngao”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 17/08/2013
Hoài Thu- Hồng Đức
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Tối ưu hóa sản xuất tôm: Khả năng giảm lượng thức ăn trong hệ thống Symbiotic

Chi phí thức ăn là khoản chi lớn nhất đối với người nuôi tôm. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong khi vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng tối ưu là một bài toán mà cả ngành tôm thế giới theo đuổi.

Tôm thẻ
• 09:00 21/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 14:19 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:17 20/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 08:08 21/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 08:08 21/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 08:08 21/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 08:08 21/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 08:08 21/09/2024
Some text some message..