Lao đao với nghề nuôi cá bổi

Vùng đất Trần Văn Thời màu mỡ, với những nông dân sáng tạo, giỏi giang, được biết đến không chỉ có lúa, hoa màu, cá đồng mà còn nổi danh với mô hình nuôi cá bổi thương phẩm, đặc biệt là cá khô bổi U Minh nức danh xa gần. Thế nhưng, thời gian qua, đối với con cá bổi, bà con nông dân huyện nhà vẫn còn không ít trăn trở.

cá bổi cà mau
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu, ông Ba Việt phải thu mua cá bổi tươi ở tận tỉnh Đồng Tháp để cung cấp cho khách hàng.
Giàu đó rồi lại nghèo đó

Nghe tin cá bổi thương phẩm hàng 8 (8 con/kg) hiện có giá 60 ngàn đồng/kg, anh Văn Công Vẹn (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) khấp khởi trong lòng. Nhưng vui đó rồi lại rầu đó, không biết liệu niềm vui có được trọn vẹn, khi mấy tháng nữa ao cá bổi của anh mới tới đợt thu hoạch có trúng giá như bây giờ. Bởi cảnh trúng mùa rớt giá quen thuộc như ăn cơm bữa đối với dân nuôi cá bổi như anh.

Thật ra, so với dân trong nghề, anh Vẹn đến với nghề nuôi cá bổi thương phẩm khá muộn vì thấy nghề ăn nên làm ra, cũng muốn làm gương phát triển kinh tế xứng danh trưởng khóm. 5 năm trước, anh Vẹn quyết định quy hoạch lại mấy công đất ruộng, cải tạo trồng dừa, trồng chuối và chủ yếu là đào ao nuôi cá bổi.

Vốn liếng không nhiều, để có tiền thực hiện ước mơ làm giàu từ cá bổi, anh Vẹn phải thế chấp bằng khoán đất, vay vốn ngân hàng 140 triệu đồng. 4 vụ nuôi cá bổi, tuy may mắn, không đến nỗi nào, nhưng anh Vẹn cũng chưa từng biết cảm giác thế nào là trúng mùa được giá, là được cầm đồng tiền lời sau gần một năm ròng cực nhọc. Làm giàu từ cá bổi đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ ngân hàng vẫn còn đó mà lãi phải đóng đều đều.

Anh Vẹn buồn bã nói: “Lời hay lỗ cũng phải nuôi, không nuôi lấy tiền đâu mà đóng lãi ngân hàng. Không chỉ tôi mà nhiều bà con nuôi cá bổi ở khóm này cùng chung cảnh”.

Lúc trúng mùa được giá, cá bổi từng là mô hình được chọn để nhân rộng sản xuất, giúp nông dân phát triển kinh tế của ngành chuyên môn, hội, đoàn thể.

Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hải Hồng Chí Hiếu cho biết: “Nhận thấy mô hình nuôi cá bổi thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2012-2013, theo đề án dạy nghề, hội triển khai dự án nuôi cá bổi thương phẩm cho 30 học viên ở ấp Đường Ranh. Triển khai kiến thức trên lý thuyết đến thực hành như ươm cá giống, nuôi cá thương phẩm và thực hiện nuôi thí điểm tại 3 hộ dân. Sau khi dự án kết thúc, bà con vẫn duy trì nuôi và mở rộng diện tích toàn xã lên 20 ha. Thế nhưng, thời điểm 2016 giá cá rớt quá, bà con thiệt hại, diện tích thả nuôi sụt giảm, hiện chỉ còn vài héc-ta”.

Cần liên kết sản xuất

Cá khô bổi đã xây dựng được thương hiệu tập thể cá khô bổi U Minh, khẳng định được vị trí sản phẩm trên thị trường và ngày càng nổi tiếng. Thế nhưng, việc giá cá bổi thương phẩm không ổn định, ảnh hưởng đến diện tích nuôi, thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm cho một số cơ sở làm nghề cá khô bổi gặp khó khăn.

Ông Trần Quốc Việt, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Việt (ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây), người có thâm niên làm nghề cá khô bổi đã 40 năm cho biết, ở cơ sở của ông sản xuất nhộn nhịp nhất là vào những tháng giáp tết. Cơ sở đã đăng ký sử dụng thương hiệu tập thể 6 năm qua. Những tháng khác trong năm cũng có làm nghề nhưng do địa phương chủ yếu bà con thu hoạch cá đông ken vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, còn thời gian khác trong năm thì ít, thành ra không có nguồn nguyên liệu để làm, phải lên tận Đồng Tháp kiếm cá về làm khô. Cá vùng trên giá thấp hơn cá địa phương nhưng cá không ngon bằng, đem về làm đỡ, bán lẻ lần vài trăm ký với loại cá khô không sử dụng thương hiệu.

Ông Việt bộc bạch: “Nếu mình có điều kiện, máy móc trữ cá tươi làm sẵn, để qua tết làm khô bán từ từ thì tiện biết mấy. Còn giờ không có thì phải làm bao nhiêu bán bấy nhiêu, lúc không có cá phải chạy đến chỗ khác kiếm cá thôi”.

So với cơ sở Ba Việt, cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Đức (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) có phần thuận lợi hơn, ngoài việc ông Ba Đức (Lê Minh Đức) vừa nuôi cá bổi thương phẩm, vừa sản xuất cá khô, yếu tố quan trọng giúp cơ sở ngày càng mở rộng là có sự liên kết trong sản xuất với các hộ nuôi cá bổi trong vùng mặc dù hình thức còn nhỏ lẻ.

Ông Ba Đức chia sẻ: “Bà con lấy thức ăn, phân, thuốc ở cơ sở thì tới khi thu hoạch mình thu mua cá cho bà con. Những lúc giá rớt thì cơ sở ưu tiên thu mua cá của bà con và hỗ trợ giá chút đỉnh. Bình quân một năm cơ sở sản xuất 20 tấn cá khô bổi và thu mua 70 tấn cá bổi thương phẩm. Nhờ đầu tư máy trữ đông mà việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi hơn, cơ sở có thể sản xuất, kinh doanh cá khô quanh năm. Nhưng sản lượng nhiêu đó cũng là cố gắng lắm rồi, dẫu muốn liên kết hỗ trợ bà con vùng mình để giá cả ổn định phần nào cũng không được, một mình cơ sở không làm nổi”.

Không nỡ từ bỏ con cá bổi, nông dân mỗi người mỗi cách loay hoay tự bơi vượt qua khó khăn để giữ nghề, hy vọng một ngày nào đó thời hoàng kim của cá bổi sẽ quay trở lại. Không biết đến bao giờ nông dân nuôi cá bổi mới không còn nỗi lo về giá, về chi phí sản xuất, về đầu ra sản phẩm và không còn lao đao với nghề.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/09/2019
Ngọc Minh
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 11:07 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 11:07 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 11:07 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 15/01/2025
Some text some message..