Lão nông thu nhập trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thêm cá, trồng thêm cây

Với 4.000 m2 diện tích đất sản xuất ông Nguyễn Bình Đẳng ở ấp Thạnh Mỹ, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) thu về lợi nhuận trên 100 triệu/năm. Nhờ ông thực hiện mô hình kết hợp làm vườn và tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp để nuôi cá.

cá tra
Trung bình mỗi vụ, lão nông thu hoạch khoảng 10 tấn cá. Ảnh minh họa trangthuyseafood

Với ao cá hơn 1.000 m2 mặt nước, ông Nguyễn Bình Đẳng ở ấp Thạnh Mỹ, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) nuôi cá tra. Thức ăn cho cá tra ông sử dụng là 1 phần thức ăn viên công nghiệp và 1 phần phụ phẩm trong nông nghiệp, phụ phẩm từ trong vườn nhà, rau cải vụn tại các vựa thu mua hàng nông sản.

Sau 6 tháng nuôi cá tra, ông thu hoạch trung bình 1 vụ khoảng 10 tấn cá, với giá cá tra trung bình 22.000đ/kg, ông thu nhập trên 200 triệu, trừ đi chi phí đầu tư cá tra giống, thức ăn ông còn lợi nhuận trên 70 triệu đồng.

Để mặt ao nuôi cá tra được thoáng, không bị rợp bóng nắng nhiều, trên bờ vườn ông trồng chuối và các cây ngắn ngày để tăng thêm thu nhập cho gia đình, vừa có sản phẩm để bán vừa tận dụng làm thức ăn cho cá. Vì trồng chuối không tốn chi phí đầu tư và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trung bình mỗi tháng ông thu 3 – 4 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ông Nguyễn Bình Đẳng cho biết “Hiện nay sản xuất nông nghiệp khó khăn, tốn nhiều chi phí đầu tư, giá sản phẩm bán ra bấp bênh, nếu chỉ chuyên canh trồng chanh như trước kia với diện tích của gia đình thì không mang lại thu nhập ổn định..." Bởi theo ông Bình Đẳng, làm theo cách cũ, chi phí đầu tư phân bón hiện rất cao, giá chanh như hiện tại là không có lời. Nên từ năm 2019 ông thực hiện mô hình nuôi cá tra dưới ao và trên bờ trồng chuối để làm thức ăn cho cá....

nuôi cá tra
Ngoài nuôi cá tra, lão nông còn kết hợp trồng chuối xen tre Thái, nâng cao thu nhập. Ảnh DV

Ao ông Nguyễn Bình Đẳng thả nuôi cá tra, trên bờ vườn ông chọn cây chuối để trồng, vì sản phẩm trái chuối chín hoặc chuối dạt ông tận dụng làm thức ăn cho cá tra, và gia đình ông đi lấy các sản phẩm vụn rau cải ở các vựa thu mua rau cải về cho ăn phụ thêm. Bằng cách này, nuôi cá tra ông Bình Đẳng hạn chế đầu tư thức ăn công nghiệp, để giảm chi phí. Với lại cây chuối ông thấy ít công chăm sóc và không tốn phân thuốc cung cấp cho cây, nên an toàn với con cá tra. "Qua một vụ nuôi cá tra bằng cách đó, tôi thấy mô hình cho lợi nhuận rất cao, dù thị trường giá cá tra có rớt thấp gia đình tôi vẫn có lời vì chi phí đầu tư thấp”, ông Nguyễn Bình Đẳng hé lộ.

Qua tìm hiểu hiện nay ông Bình Đẳng đã trồng xen vào vườn cây măng tre Thái để nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình. Ông cho biết thêm: “Vườn trồng chuối thấy đất còn trống nhiều tiếc, qua tìm hiểu và tham dự các buổi tập huấn, hội thảo do Tổ kỹ thuật nông nghiệp tổ chức, tôi chọn cây măng tre để trồng xen vào vườn. Cây tre Thái tôi thấy ít người trồng, không có sâu bệnh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Cây tre Thái phát triển tốt cho thu hoạch quanh năm....".

Theo ông Bình Đẳng, trồng tre Thái 1 lần là thu hoạch hoài, tính ra cho lợi nhuận rất cao. Sau 1 năm trồng tre Thái, gia đình ông đã có thu hoạch măng tre. Đến nay ông thu được hơn 500kg măng tre với giá bán 30.000đ/kg, cho gia đình ông thu nhập khoảng 15 triệu đồng.

Nhờ kết hợp trồng trọt, nuôi cá tra và tận dụng các phụ phế phẩm trong nông nghiệp hỗ trợ cho nhau, năm qua mô hình của ông Đẳng đã cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.  Thành công từ mô hình kết hợp của gia đình ông Bình Đẳng không những tạo nguồn thu nhập hiệu quả cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 25/02/2022
Trần Hoàng Vũ
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 01:41 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 01:41 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 01:41 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 01:41 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 01:41 19/02/2025
Some text some message..