Lập biên bản hai cơ sở sản xuất, sơ chế da, vi cá mập

Sáng 8.10, đoàn kiểm tra liên ngành (gồm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

che bien vi ca
Ruồi bám trên yến sào đã qua sơ chế tại cơ sở của bà Huỳnh Thị Kín

Đoàn đã kiểm tra cơ sở chế biến ở cảng cá phường 6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên do bà Huỳnh Thị Kín làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, bà Kín không sản xuất, chế biến thủy sản, nhưng lại sơ chế yến sào.

Tuy nhiên, bà Kín không xuất trình được giấy tờ gì liên quan đến hoạt động sản xuất nên đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản.

Điều khá lạ là khi kiểm tra phát hiện có hai túi cước vi cá mập thì bà Kín bảo những túi này của gia đình mua về dùng, chứ không phải do cơ sở bà sản xuất. Khi thấy có chụp hình, quay phim, bà Kín đem vứt cả hai túi xuống sông.

“Trước đây, tui có chế biến vi, da cá mập nhưng nay không còn làm nữa. Hiện chỉ sơ chế yến sào cho một doanh nghiệp ở TP.HCM”, bà Kín nói. Cơ sở sơ chế của bà Kín lụp xụp, mất vệ sinh. Quan sát, chúng tôi phát hiện có ruồi bám trên yến sào sơ chế tại đây.

Trước khi đi cùng đoàn kiểm tra, PV Thanh Niên đã đến cơ sở này hỏi mua da, vi cá mập và được bà Kín giới thiệu đầy đủ các mặt hàng từ vi, da cá mập như: cước vi cá mập dùng để chế biến súp cá mập, da cá mập làm gỏi, nấu lẩu…

Đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kiểm tra tại doanh nghiệp tư nhân (DNTN) A Đồng ở phường 6 (TP.Tuy Hòa) chuyên sản xuất yến sào, do bà Lê Thị Đồng làm chủ. Qua kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện trong kho có tám thùng hóa chất (loại 20 lít), và nhiều sản phẩm cước vi cá mập, da cá mập có nhãn hiệu hàng hóa mang tên doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, bà Đồng nói rằng, số hóa chất trên mua về bán lại kiếm lời, chứ không sử dụng nó trong việc chế biến thực phẩm. Còn sản phẩm cước vi cá mập, da cá mập mua lại người khác để xuất bán ở TP.HCM, một số thì đóng bao bì để trưng bày.

so che vi ca
Sơ chế da cá mập tại DNTN A Đồng

Đoàn kiểm tra liên ngành đã xác định hóa chất đó là ôxy già (H2O2). Loại này cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng không nằm trong danh mục hóa chất độc hại.

Tại thời điểm kiểm tra, DNTN A Đồng không sử dụng ôxy già để chế biến thực phẩm nên đoàn công tác liên ngành chỉ lập biên bản đối với doanh nghiệp này về kinh doanh hóa chất, các mặt hàng cước vi cá mập, da cá mập nhưng không có giấy phép kinh doanh.

Riêng về yến sào, doanh nghiệp này chưa có công bố nhãn hiệu hàng hóa. Cũng tại buổi làm việc, bà Đồng cam kết không kinh doanh hóa chất và cước vi cá mập, da cá mập nữa.

TNO
Đăng ngày 09/10/2012
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:16 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:16 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:16 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:16 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 02:16 28/12/2024
Some text some message..