Lập nghiệp từ mô hình nuôi cua

Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh thanh niên Đào Văn Sáng (khu 9, phường Hải Hoà, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã cải tạo đầm nuôi và chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau hơn chục năm gắn bó với mô hình này, đến nay anh Sáng đã gây dựng được một cơ ngơi khá vững chãi. Đáng ghi nhận hơn là mô hình nuôi cua biển của anh đã được nhiều hộ dân khác học hỏi làm theo và nhân rộng, góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế vùng biên giới.

đầm cua
Anh Đào Văn Sáng đang kiểm tra tình trạng đầm cua.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình, anh Đào Văn Sáng cho biết: “Mặc dù được đào tạo nghiệp vụ du lịch nhưng không kiếm được việc làm phù hợp nên thời gian đầu, tôi khá chật vật và phải làm thuê nhiều việc khác nhau. Năm 2008, thời điểm nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái bị thất bại nên đã bỏ hoang đầm. Nhìn thấy nhiều đầm nuôi trồng thuỷ sản bị bỏ hoang, tôi cảm thấy rất tiếc. Lúc này tôi cũng chỉ nghĩ mình có sức khoẻ, lại còn trẻ nên cứ mạnh dạn làm thử xem thế nào. Năm đó, tôi bắt tay luôn vào việc nuôi cua thương phẩm. Ban đầu tôi thử nghiệm thả 1,5 vạn con cua giống mua từ Nha Trang (Khánh Hoà), loại đã được nuôi ươm 2 tháng với mức giá 10.000 đồng/con thả trong diện tích 3ha. Sau khi thu hoạch vụ đầu, thấy hiệu quả tốt tôi bắt đầu có kế hoạch đầu tư nuôi quy mô hơn”.

Trên thực tế, nuôi cua thương phẩm không quá vất vả và rủi ro như nuôi tôm công nghiệp, chi phí nuôi lại thấp hơn nhiều. Nuôi cua về mùa ấm, chỉ khoảng tầm 4 tháng là có thể thu hoạch. Thức ăn của cua cũng không quá cầu kì, trừ tháng đầu tiên phải chăn bằng thức ăn công nghiệp, còn lại chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Để cua nuôi đạt chất lượng cao, anh Sáng chia sẻ kinh nghiệm: Trước đây một số đầm nhỏ của tôi có rất nhiều xìa, hà. Sau khi thả cua giống vào đó, đến lúc thu hoạch tôi để ý thấy chất lượng cua thành phẩm ở những đầm này khác hẳn các đầm bên cạnh. Đó là con cua bên ngoài vỏ cứng, thịt trong, bán được giá hơn. Nhờ phát hiện tình cờ này, tôi bắt đầu cho cua ăn thêm các loại nhuyễn thể như hến biển. Hến biển ở khu vực Bình Ngọc rất phong phú, giá rẻ. Mỗi tuần chúng tôi xuống đây lấy khoảng 3 tạ hến để kết hợp với các loại cá tạp làm thức ăn cho cua.

Hiện tại, mặc dù khối lượng công việc khá lớn nhưng việc chăm nom các đầm cua đều do vợ chồng anh Sáng tự đảm nhiệm từ việc mua thức ăn, cho cua ăn, kiểm tra bờ, cống, rào chắn để kịp thời sửa chữa, tránh để cua bò ra ngoài cho đến khâu thu hoạch. Thông qua học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, qua báo, đài cũng như tích luỹ dần từ thực tế, đến nay, anh Sáng đã làm chủ kỹ thuật nuôi cua. Chỉ cần quan sát màu nước cũng như hoạt động của con cua, anh cũng có thể biết tình trạng của cua như thế nào để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dẫn chúng tôi ra thăm đầm cua, anh Sáng phấn khởi cho biết: Trung bình mỗi năm gia đình anh thu hoạch được khoảng 1 tấn cua thành phẩm bán với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Riêng năm 2013, trừ chi phí, anh thu lãi ròng hơn 200 triệu đồng. Từ thành công của mô hình nuôi cua của anh Đào Văn Sáng, nhiều bà con ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái đã học hỏi, nhân rộng mô hình. Tính từ đầu vụ này, số lượng cua giống các hộ dân ở đây nuôi thả đã lên tới gần 6 vạn con. Cùng với đó, bên cạnh những đầm nuôi đã có, anh Sáng thuê thêm 4 đầm lân cận với diện tích khoảng 7 ha để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cua và tôm sú quảng canh. “Để có vốn phát triển sản xuất, hiện tại vợ chồng tôi chủ yếu lấy tiền lãi vụ trước để đầu tư mở rộng vụ sau và huy động thêm từ người thân trong gia đình. Chỉ mong sao các ngân hàng sẽ tạo điều kiện hơn nữa để những thanh niên như tôi có thể dễ dàng vay vốn mở rộng sản xuất”, anh Sáng nói.

Báo Quảng Ninh, 08/05/2014
Đăng ngày 09/05/2014
Phương Thuý
Nuôi trồng

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 16:14 03/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 16:14 03/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 16:14 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:14 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 16:14 03/10/2024
Some text some message..