Lấy lốp xe làm bờ hồ nuôi cá

Với những chiếc lốp xe cũ, nhiều người cứ nghĩ rằng nó đã hết tác dụng nên bán phế liệu hoặc đốt đi. Còn ô ng Đinh Văn Me, ở thôn Đồng Giang, xã Sơn Giang, huyện Sơn Hà đã sáng tạo, biến chúng thành bờ hồ nuôi cá độc đáo và trồng rau trong lốp xe.

Lấy lốp xe làm bờ hồ nuôi cá
Bờ hồ nuôi cá được đắp bằng lốp xe kiên cố của ông Me.

Đến tham quan hồ nuôi cá của ông Me, chúng tôi ngạc nhiên trước cảnh quan khu vườn  yên tĩnh dưới chân ruộng bậc thang. Những chiếc lốp xe cũ đã tô điểm, tạo cho khu vườn như nơi nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống giữa miền sơn cước.

Ông Me kể: Năm 2013, nuôi ước mơ thoát nghèo, thấy suối có nước mình dẫn về ruộng đắp bờ làm hồ nuôi cá trên thửa ruộng hơn 400m2. Bụng nghĩ suối nước sạch dẫn về hồ nuôi cá thì lo gì cá không lớn, nhưng đến khi bắt tay vào làm thì khó nhọc trăm bề.

Không có tiền đầu tư xây hồ xi măng kiên cố, thả cá lứa nào cũng phập phồng, mỗi trận mưa to, chưa nói đến lũ là hồ lại vỡ bờ, cá trôi mất sạch. Bao nhiêu vốn liếng trôi theo mưa lũ. Nghèo lại hoàn nghèo.

Lứa mới nhất, đầu năm 2016, ông Me mua gần 10 triệu tiền giống cá trắm cỏ, thả nuôi đã 6 tháng lại trôi sạch. Cũng như bao người dân ở miền sơn cước, ông Me lẩn quẩn tìm kế làm giàu.

“Sau nhiều năm thất bại, tôi vẫn không nguôi chí làm giàu từ nuôi cá. Cách đây một năm, tôi ra ngoài quán sửa xe thấy lốp xe họ bỏ chất đống. Tôi nghĩ không biết bỏ đất vào lốp làm cái bờ được không? Lôi hết lốp mang về làm thử không ngờ đó là giải pháp hay” - ông Me bộc bạch.

 

Ông Me còn đổ đất trồng rau trên lốp xe.

Ông Me lọ mọ lật bên trong  lốp xe ra bên ngoài, chồng chúng lên nhau, lốp xe máy thì chồng 4 chiếc, xe ô tô thì 3 chiếc, lấy dây canh xếp chúng thẳng hàng , lấy tre đóng cọc giúp chúng thành bờ lốp xe kiên cố.

Không có vốn, ông chỉ gom góp thả nuôi vài trăm con cá trắm cỏ. Trên bờ ao, ông trồng các loại cỏ, cây mì để lấy lá làm thức ăn cho cá. Những lốp xe trên cùng ông bỏ đất, thêm phân trồng rau, củ, quả để có nguồn rau xanh cho gia đình sử dụng quanh năm, không tốn tiền đi mua. 

Lứa đầu tiên thả nuôi trong hồ được đắp kiên cố bằng lốp xe, cá lớn nhanh, mùa mưa lũ năm 2017, lũ lớn, nhưng hồ không có dấu hiệu bị vỡ,  ông Me đã xuất bán 500 con thu được hơn 10 triệu đồng, ông lấy hết khoản tiền này mua giống thả lứa thứ hai 1.000 con, mua xi măng và thêm lốp xe về gia cố thêm bờ.


Hồ nuôi cá đắp bằng lốp xe là giải pháp sáng tạo với điều kiện đặc thù ở miền núi.

Ông Me chia sẻ: Cá trắm cỏ rất dễ nuôi và mau lớn, phù hợp với điều kiện ở miền núi do chúng không kén ăn, đề kháng tốt, cho năng suất cao, thức ăn dễ tìm. Khi cá nhỏ thì thức ăn là cám, cá lớn cho ăn lá cây mì, các loại cỏ. Các loại thức ăn này có sẵn, không mất tiền mua. Loại cá này có thể cho năng suất cao, mang lại lợi nhuận ổn định cho người nuôi. Nhưng khó nhất là mình lại không có vốn để đầu tư con giống.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phùng Tô Long cho rằng đây là phương pháp sáng tạo mới trong sản xuất. Để giúp người dân sớm tiếp cận với nghề nuôi cá nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân vươn lên làm giàu, huyện sẽ mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt an toàn sinh học, thành lập nhóm hộ, tổ hợp tác nuôi cá, cho vay vốn và hỗ trợ tìm đầu ra, tiêu thụ cho bà con.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 20/04/2018
C.P
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 04:06 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 04:06 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 04:06 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:06 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 04:06 23/12/2024
Some text some message..