1.Lệ Thủy thu lãi 30 triệu đồng/ha từ mô hình cá vụ 3
Gọi là cá vụ 3 bởi đây là cá nuôi trên ruộng sau khi đã thu hoạch xong 2 vụ lúa: Đông Xuân và Hè Thu. Sau thu hoạch lúa, cá được thả nuôi vào giữa tháng 9. Với gần 168 hecta ruộng, một số hộ dân ở xã Tân Thủy đã liên kết với nhau trong sản xuất và thả gần 1 triệu con cá giống các loại, thức ăn chủ yếu là phù du, thóc rụng sau khi thu hoạch lúa.
Theo tính toán của người nông dân, mô hình cá vụ 3 cho thu lãi khoảng 30 triệu đồng/hecta. Cùng với 2 vụ lúa, mô hình cá vụ 3 ở xã Tân Thủy là giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng và giá trị trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
2.Tĩnh Gia nuôi 100.000 giá bám hàu thương phẩm
Người dân xã Hải Thanh nuôi hàu thương phẩm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia người dân đã tổ chức nuôi với quy mô 100.000 giá bám hàu thương phẩm tại các xã vùng triều ven biển, như: Hải Bình, Hải Thanh, Nghi Sơn...
Triển khai thực hiện mô hình nuôi hàu thương phẩm đạt kết quả cao với tỷ lệ sống đạt 70% (20 con/giá bám) trọng lượng trung bình 85g/con. Qua đó, khẳng định hàu sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện môi trường. Nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi cá lồng sang nuôi hàu thương phẩm, giảm gây ô môi trường nước.
3.Huyện Phước Long: Mở rộng diện tích sản xuất lúa - tôm hơn 1.380ha
Năm 2018, Ban chỉ đạo sản xuất huyện Phước Long đã vận động nông dân mở rộng diện tích sản xuất lúa - tôm hơn 1.380ha, nâng tổng diện tích sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện đạt 11.250ha.
Để phát triển và nhân rộng mô hình này, huyện Phước Long đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ sản xuất cho nông dân. Đồng thời đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi gắn với xây dựng ô đê bao khép kín ở các xã vùng chuyển đổi nhằm chủ động ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất.