Lên núi làm ngư phủ

Trong dòng người đổ xô lên huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) làm kinh tế, những năm trở lại đây khi thủy điện Rào Quán tích nước, những làng chài trên núi được hình thành. Đây là một điều hết sức mới mẻ đối với người dân địa phương.

nuôi cá bè
Một gia đình ngư dân sống trên lòng hồ thủy điện Rào Quán

Kỹ sư trẻ Đinh Anh Dũng, làm việc tại khu vực đập chính của Thủy điện Rào Quán nói rằng muốn vào thăm các hộ ở đồng bằng lên đây làm ngư nghiệp thì có hai cách, một là đi bộ khoảng một giờ quanh lòng hồ rồi xin thuyền cá của người dân để đi tiếp, hai là ra bến cá tự phát để xin những chủ thuyền đi vào đó. 

Đang lưỡng lự ở chợ cá thì may mắn có thuyền của chủ tên Khánh, người địa phương vào nơi các hộ dân làm nghề đánh bắt tôm cá. Xô chiếc thuyền ra xa, Khánh bảo: “Chú vào đó làm gì, thăm bà con à. Họ ở xa lắm, mất nửa tiếng đi thuyền đó. Thuyền của anh loại nhỏ, có đi thì cẩn thận, vì ra giữa hồ sóng rất to”. 

Lênh đênh mãi cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nơi các ngư dân lập làng. Một eo vịnh có đồi núi bao bọc xung quanh, lặng gió và nhất là lực lượng kiểm tra của thủy điện rất khó phát hiện. Ánh mắt của những đứa trẻ thơ ngây lia về phía những người lạ lẫm. Rót nước mời khách, Nguyễn Thị Phương Nhung năm nay học lớp 10 nói: “Mấy chú vào đây có việc gì, ba mẹ cháu đi đánh cá từ đêm hôm qua mà chưa thấy về. Muốn mua cá tôm thì phải đợi thêm vài giờ nữa”. Rồi em kể tiếp ở đây có hơn 10 hộ từ thị xã Quảng Trị lên làm nghề cá. Ở quê, cha mẹ em cũng làm nghề này, nghe bảo ở đây nhiều cá, lòng hồ rộng thế là dắt díu nhau lên. 
 
Những chiếc bè được kết lại bằng tre, từng gia đình sinh hoạt trong cảnh chật chội. Bè được làm từ thân tre lồ ô mọc ở hai bên bờ thủy điện ghép nối với nhau. Được cố định vào các thân cây chết rục giữa lòng hồ, trôi nổi theo mức lên xuống của dòng nước. Cả nhà năm bảy người đi đứng phải ngó trước ngó sau, không cẩn thận là đụng vào nhau. Gia đình anh Nguyễn Công Thương từ Triệu Thượng, Triệu Phong lên đây đã được hơn hai năm, anh mang theo hai con gái cùng sinh sống. Ngày thường khi bố mẹ đi đánh cá, cất vó thì các con ở nhà lo cơm nước. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên lòng hồ thủy điện này, nước sinh hoạt thì khua mái chèo ra xa lấy, còn kiếm củi thì lên những vùng đồi lân cận. Cuộc sống hầu như tự cung tự cấp, lâu lắm mới nhờ các thuyền bè ra vào tiếp tế lương thực, thực phẩm. Vừa thổi cơm, Nhung cho biết: “Ở đây không thiếu cá tôm, ăn miết cũng nhàm. Lâu lâu gửi người ngoài vào đây vài ba cân thịt là chị em mừng quýnh, rau xanh thì không có cọng nào. Lá tàu bay, rau rừng hái mãi cũng hết”. 

Nguyễn Thị Hải Yến hiện là sinh viên năm 3 của Trường đại học Sư phạm Huế, nghỉ hè em theo cha mẹ vào ở hẳn lòng hồ. Rảnh rỗi thì theo cha mẹ đi buông câu thả lưới, nấu nướng giúp cha mẹ. Thời gian còn lại em giúp bọn trẻ ở đây học chữ. Yến tâm sự: “Thấy mấy đứa nhỏ vào đây mà em thương lắm anh à. Phải theo cha mẹ lênh đênh nay đây mai đó. Em cũng vậy, nên thấu hiểu được nỗi cơ cực của con nhà làm nghề sông nước. Hàng ngày em cố gắng dạy cho chúng vài ba chữ để vào năm học mới chúng khỏi bỡ ngỡ. Mà cũng làm quen với nghề nghiệp tương lai của mình luôn”. 

Ông Nguyễn Văn Đông đóng bè ở đây đã mấy năm kể rằng gốc gác của mình là người ở thị xã Quảng Trị, lần hồi theo con nước rồi dạt lên vùng đất này. Khí hậu thời tiết chưa quen nên thời gian đầu đau ốm liên miên. Vợ ông đã nhiều lần ốm nặng phải đưa đi bệnh viện huyện, may mà chỉ mắc các chứng bệnh về da liễu hay tiêu hóa, nguyên nhân là do phải uống nước hồ không đảm bảo vệ sinh. 

Cất vội mẻ lưới, ông Đông cho biết: “Nắng nóng hay giá buốt thì chúng tôi không sợ nhưng dân chài sợ nhất là gió lớn, bão táp. Neo bè vào gốc cây, thấy thời tiết không ổn định là giúp nhau dời bè đi nơi khác ngay lập tức. Nhiều đêm đang ngủ ngon giấc bỗng giật mình vì gió lớn, thế là già trẻ đua nhau đưa bè đi tránh. Lớp già chúng tôi quen rồi chỉ tội cho mấy đứa nhỏ”. 

Lúc thủy điện xả nước bất ngờ, nước xuống rất nhanh. Nếu không thả dây theo mực nước thì chỉ có lật bè. Có lần mấy hộ ở đây khi đi làm thì nước chưa xuống, về đến tận nhà thì tất cả đồ đạc đã chìm dưới lòng hồ. Mức nước của thủy điện thì rất sâu làm sao mà vớt lại đồ đạc được. Thế là phải bắt tay làm lại từ đầu. 

Hôm chúng tôi đến chỉ còn lại vài người ở nhà để canh giữ đồ đạc, ngư cụ, vì là ngày cưới vợ của anh Lê Văn Hiển, bạn “đồng nghiệp” của những ngư phủ ở đây. Nghe mọi người nói rằng sau ngày cưới, cô dâu trẻ cũng theo chồng vào đây lập nghiệp. Vậy là một thành viên mới của lòng hồ sắp đến để làm dâu, hứa hẹn những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên lòng hồ. 

Theo lời của những người đang công tác tại khu vực đập chính của thủy điện Rào Quán, những cư dân đầu tiên của lòng hồ vào đây họ dựng bè gần phần đập chính của thủy điện. Không còn cách nào khác để họ tránh xa khu vực nguy hiểm, Ban Quản lý Thủy điện Rào Quán mới cho dựng hệ thống phao nổi để ngăn cản họ không vào khu vực thân đập. Phao được thiết kế bằng cách kết các thùng phuy lại với nhau rồi nối bằng dây cáp, thả lênh đênh chạy ngang qua khu vực sát đập nên mọi tàu thuyền đều không thể thâm nhập vùng này. 

Ngăn cản chỗ này thì họ đi nơi khác, chỉ cần ở đâu thuận lợi là những ngư dân lại tụ tập làm ăn, sinh sống. Tôi hỏi những người ở đây tại sao không lên bờ mà sống thì họ bảo rằng đất đai không có, nhưng từ sâu thẳm, tôi biết đây là nghề gia truyền nên họ sẽ theo đuổi, gắn bó suốt đời.
Theo lời của những người đang công tác tại khu vực đập chính của thủy điện Rào Quán, những cư dân đầu tiên của lòng hồ vào đây họ dựng bè gần phần đập chính của thủy điện. Không còn cách nào khác để họ tránh xa khu vực nguy hiểm, Ban Quản lý Thủy điện Rào Quán mới cho dựng hệ thống phao nổi để ngăn cản họ không vào khu vực thân đập. Phao được thiết kế bằng cách kết các thùng phuy lại với nhau rồi nối bằng dây cáp, thả lênh đênh chạy ngang qua khu vực sát đập nên mọi tàu thuyền đều không thể thâm nhập vùng này.
Báo Quảng Trị Online, 11/03/2014
Đăng ngày 16/03/2014
Bài, ảnh: Bùi Đức Tú
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:58 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:58 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:58 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:58 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:58 29/03/2024