Lênh đênh chuỗi cá ngừ đại dương

Các ngư dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi khai thác giá trị cá ngừ mong có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực...

ký bàn giao thiết bị
Lễ ký kết bàn giao thiết bị công nghệ đánh bắt Nhật Bản cho ngư dân tỉnh Bình Định dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Hơn một năm triển khai Đề án “Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi” tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, dù hiệu quả chưa như mong muốn nhưng cũng đã tìm được đường đi cho sản phẩm cá ngừ đại dương. Nhìn lại một năm đi biển, các ngư dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi khai thác giá trị cá ngừ mong có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực để vững tin bước vào mùa đánh bắt mới.

Triển khai Đề án “Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi”, ngư dân tỉnh Bình Định được tổ chức JICA (Nhật Bản), Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại tỉnh Sakai xúc tiến, hỗ trợ thương mại, chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương của Nhật Bản.

Từ chỗ thực hiện thí điểm cho 5 tàu cá đầu tiên ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong khuôn khổ Dự án này, JICA tiếp tục hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác cá ngừ đại dương. Tập đoàn Kato và Công ty Yamada cùng với Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ngư cụ khai thác cho ngư dân tỉnh Bình Định. Đầu tháng 10 năm2015, 4 chuyên gia của Nhật Bản cùng lên tàu cá ngư dân ra khơi đánh bắt, hướng dẫn xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương. UBND tỉnh Bình Định cũng hỗ trợ mỗi chủ tàu 30 triệu đồng để cải hoán hầm tàu bảo quản sản phẩm.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Đinh cho biết: “Chúng tôi bàn bạc với chuyên gia của Nhật Bản và đưa ra 3 vấn đề: Tổ chức triển khai, hoàn chỉnh lại công nghệ. Công nghệ của Nhật điều kiện khác Việt Nam và tàu của họ cũng khác tàu của Việt Nam. 

Phân tích sự khác nhau chuyên gia của Nhật sản xuất dụng cụ đánh bắt tương đối phù hợp với Việt Nam. Sau khi hoàn chỉnh công nghệ xong thì vấn đề đặt ra bây giờ là dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Tức là làm sao khi ngư dân đánh bắt chuyển cá sang Nhật không quá 10 ngày. Chúng tôi phải tổ chức 1 đội tàu, sau khi ngư dân đánh bắt thì chuyển vào đất liền không quá 7 ngày và chuyển sang Nhật không quá 10 ngày”. 

Thực hiện Đề án, tỉnh Khánh Hòa có nhiều doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ với số lượng lớn. Toàn tỉnh đã triển khai 4 mô hình liên kết, trong đó mô hình gồm 2 tàu mẹ của Công ty TNHH Thủy sản Hải Vương được trang bị hệ thống cấp đông âm 50 độ C theo công nghệ Nhật Bản. Công ty tổ chức thu mua cá ngừ ngay trên biển của 9 tàu cá, sau đó đưa về bờ chế biến và xuất khẩu.

tham quan thiết bị câu
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan bộ thiết bị câu cá của Nhật

Ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hải Vương cho biết, 6 doanh nghiệp thuộc Hải Vương Group mỗi năm đạt doanh thu khoảng 200 triệu USD từ xuất khẩu cá ngừ đại dương. Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần nguyên liệu để chế biến cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp. Thế nhưng, chuỗi liên kết giá trị vừa qua mới chú trọng đến cá ngừ xuất khẩu đi Nhật Bản qua đường hàng không.

Ông Nguyễn Xuân Nam chia sẻ: “Làm thế nào để có lãi thì yếu tố quan trọng là thời gian bám biển. Hiện nay, ngư dân mình đi 1 tháng 1 chuyến biển, đến sáng trăng là phải đi quay về. Các nhà khoa học nên đưa ra cái công nghệ nào cho ngư dân đánh bắt, kể cả trời sáng trăng đánh cũng có. Bởi vì người ta quay về là đá hết, sáng trăng không câu được, rồi công nghệ bảo quản không cho phép bám biển dài ngày”.

Nằm giữa hai địa phương đang có những tín hiệu khả quan về khai thác cá ngừ đại dương theo công nghệ mới, tỉnh Phú Yên lại có phần lặng lẽ. Cho đến nay, tại Phú Yên chưa có ngư dân và doanh nghiệp nào tiếp nhận bộ đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Bà con đang sử dụng bộ sốc điện được chế tạo ngay tại địa phương mình. Dù là công nghệ nội địa nhưng hiệu quả đánh bắt cũng không thua kém hàng ngoại nhập.

cá ngừ đại dương NTB
Đánh bắt cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung bộ

Ông Lê Tấn Hồng, ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là Tổ đội trưởng Tổ đội sản xuất trên biển mang tên Hải Đăng có 11 chiếc tàu đánh cá, 2 chiếc tàu chuyên câu cá ngừ đại dương, công suất gần 700 mã lực. Từ ngày tham gia mô hình liên kết theo chuỗi, tàu của ông Hồng áp dụng công nghệ sốc điện, “ru ngủ” cá ngừ đại dương, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, mỗi chuyến biển, tàu của ông Lê Tấn Hồng đều thu gom cá và vận chuyển sớm vào bờ để bán cho Công ty cổ phần Bá Hải. Công ty được chuyển giao bộ sốc điện. Trước là tôi đi thí điểm đã thành công để bắt cá nhanh nhất, hiệu quả nhất, không va đập mà không ảnh hưởng gì những con lá lớn. Bộ đèn Led công nghệ cao cũng chuẩn bị thí điểm. Theo cái chuỗi này, công ty đã mua cá của tôi được giá cao hơn ngoài chuỗi được từ 5-7 giá.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, sắp tới, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, ban hành nhằm khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi cá ngừ đại dương; giải quyết những vướng mắc lớn về vay vốn ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại...

Ông Vũ Văn Tám cũng lưu ý các địa phương cần xác định thế mạnh của cá ngừ Việt Nam trong tương lai để tập trung đầu tư. Hai tỉnh Bình Định và Phú Yên sẽ được đầu tư xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng, tỉnh Khánh Hòa hình thành trung tâm nghề cá lớn của khu vực Nam Trung bộ. Dự kiến, trong năm 2016, kho lạnh ở đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa sẽ được đưa vào hoạt động, giúp ngư dân có điều kiện bảo quản cá và kéo dài chuyến biển.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Doanh nghiệp phải đưa ra được yêu cầu của thị trường, chất lượng của sản phẩm từ đó chúng ta liên kết với các chủ tàu để tổ chức khai thác và đào tạo cho ngư dân ngay trên tàu. Đây cũng là yếu điểm thời gian vừa qua. Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 thay thế Nghị định 41 đột phá vào tổ chức cho vay theo chuỗi giá trị. Kết hợp với Nghị định 89 sửa đổi, bổ sung sẽ hỗ trợ cho liên kết chuỗi rất là tốt”.

Để chuỗi giá trị cá ngừ đại dương thành công, doanh nghiệp và các ngư dân có vai trò quyết định. Tuy nhiên, họ rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý với những chính sách thông thoáng, minh bạch. Trước hết là và đơn giản hóa thủ tục vay vốn giúp ngư dân có điều kiện mua sắm thiết bị, phương tiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả khai thác. Xa hơn nữa làm sao cho cá ngừ đại dương Việt Nam trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và xuất khẩu./.

VOV, 05/01/2016
Đăng ngày 05/01/2016
PV/VOV - Miền Trung
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:42 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:42 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:42 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:42 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:42 27/11/2024
Some text some message..