Tại cuộc họp này, UNDP đã tổ chức tư vấn với chủ đề “Lộ trình xanh hóa chuỗi cung ứng tôm Bạc Liêu”. Theo đó, có nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia nông nghiệp, nhằm khai thác, phát huy giá trị mang lại từ liên kết chuỗi tôm - lúa bền vững. Đồng thời, từng bước xây dựng, hình thành nên các mô hình sản xuất bền vững, mang lại giá trị gia tăng cao, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là tạo sinh kế, việc làm và giúp người nông dân thoát nghèo.
Chuyên gia của UNDP cùng TTKN tỉnh và UBND huyện Phước Long khảo sát. Ảnh: L.D.
Đề xuất can thiệp của dự án để xanh hóa chuỗi cung ứng tôm
Can thiệp kỹ thuật
Xây dựng và thí điểm mã số điện tử trang trại nuôi tôm để phục vụ cho việc theo dõi dấu chân các bon và quản trị Chuỗi giá trị tôm xanh (GSVC).
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn tôm-lúa theo hướng xanh hơn cho các tổ chức đoạt giải trong cuộc thi sáng tạo GSVC tổ chức tại Bạc Liêu (phủ xanh bờ đê và bờ ao nuôi tôm bằng rừng ngập mặn, cây ăn trái, dừa và sử dụng giàn phơi/lò sấy bằng năng lượng mặt trời cho chế biến tôm).
Hỗ trợ kết nối hỗ trợ kỹ thuật thay thế/áp dụng năng lượng tái tạo hoặc máy tiết kiệm năng lượng trong điều hòa, tuần hoàn nước và chế biến tôm (tăng gấp ba/ nhân đôi công suất sục khí/tuần hoàn nước với cùng mức tiêu thụ năng lượng).
Thành lập trung tâm thông tin kinh doanh tôm để tạo điều kiện chuyển đổi sang chuỗi giá trị tôm xanh/carbon thấp.
Can thiệp chính sách
Hỗ trợ tổ chức các cuộc đối thoại chính sách nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư vào việc chuyển đổi chuỗi giá trị tôm theo hướng giá trị gia tăng cao, carbon thấp và thân thiện với môi trường.
Hỗ trợ triển khai Hệ thống mã số vùng nuôi tại vùng dự án/ tỉnh Bạc Liêu để minh bạch hơn trong đầu tư và góp phần sản xuất kinh doanh theo hướng xanh hơn trong chuỗi giá trị tôm.
Nghiên cứu chính sách tài chính khả thi để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào chuỗi giá trị tôm xanh (thưởng thuế/ bảo hiểm, sử dụng quỹ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ khu vực tư nhân).
Dự án đề xuất những can thiệp để xanh hóa chuỗi cung ứng tôm. Ảnh: Tepbac.
Can thiệp về tài chính
Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp và nhóm hợp tác nông dân trong các chuỗi giá trị tôm xanh tiếp cận với Quỹ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức tài chính xanh khác. Đào tạo để phát triển và thực hiện kế hoạch kinh doanh chuỗi giá trị nuôi tôm xanh.
Can thiệp thể chế
Hỗ trợ hình thành các liên kết kinh doanh hiệu quả giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị xanh khác nhau thông qua liên kết hợp tác tại tỉnh Bạc Liêu/Chi cục Thủy sản Bạc Liêu. Thiết lập các nền tảng đối thoại chính sách chính thức để thảo luận thường xuyên về chia sẻ các vấn đề và thực thành tốt.
Lộ trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh tôm
Giai đoạn đầu đánh giá chuỗi giá trị và xác định các can thiệp của dự án (11/2020-5/2021). Sau đó, thực hiện can thiệp xanh được lựa chọn theo chuỗi giá trị tôm (6/2021-10/2022). Thực hiện đánh giá thực địa để khuyến nghị và nhân rộng (11-12/2020). Tiếp theo là tập trung mở rộng chuỗi giá trị tôm xanh trong vùng dự án (1-12/2023). Cuối cùng là tiến tới triển khai toàn diện chuỗi giá trị tôm xanh (từ 1/2024).
Xanh hóa chuỗi cung ứng tôm phải trải qua lộ trình dài. Ảnh: Tepbac.
Ngay sau hội nghị này, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ phối hợp với các sở, ban ngành liên kết chặt chẽ hơn nữa với UNDP tại Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) và sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT cùng các đơn vị có liên quan nghiêm túc hỗ trợ và triển khai Dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các-bon thấp và ứng phó BĐKH”; cũng như xem xét cùng với các mục tiêu phát triển nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chủ động thích ứng với BĐKH và thân thiện với môi trường.