Liên kết chuỗi giá trị tôm: Cần nhưng vẫn khó

Không chỉ có những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ mà ngay cả những tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX) hay trang trại, việc liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi vẫn rất khó thực hiện. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là các bên chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ rủi ro và lợi ích.

Liên kết chuỗi giá trị tôm: Cần nhưng vẫn khó
Liên kết trong nuôi tôm - cần nhưng khó thực hiện. Hình minh họa

Gia tăng liên kết

Những năm qua, Sóc Trăng, Bạc Liêu là các tỉnh có sản lượng nuôi tôm lớn đã tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc thành lập HTX, THT; tăng cường mô hình nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn; tăng cường liên kết người nuôi và nhà máy chế biến, lấy nhà máy chế biến làm chủ đạo, hạn chế trung gian. Vừa qua, trong một nỗ lực hỗ trợ hội viên, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) đã thỏa thuận với một số doanh nghiệp lớn trong cung ứng vật tư đầu vào nuôi tôm, như: C.P. Việt Nam, Uni-President, Thăng Long, Vĩnh Thịnh, Việt - Úc, Anh Việt, Hóa sinh Việt Nam… trong việc cung ứng con giống, thức ăn, chế phẩm vi sinh…; giúp hội viên có sản phẩm chất lượng, với giá rẻ hơn thị trường, nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Còn vướng mắc

Nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào hay doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các HTX, THT, trang trại hay người nuôi tôm là rất lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nuôi tôm vẫn chưa như mong đợi. Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, sở dĩ các doanh nghiệp có sản phẩm uy tín, được người nuôi tín nhiệm thường ít chịu tham gia vào chuỗi liên kết là do tại hầu hết các vùng nuôi họ đều có các đại lý đảm nhận, mà làm ăn với đại lý bao giờ cũng ổn định và ít rủi ro hơn.

Một vấn đề khác đó chính là HTX, THT hay người nuôi tôm còn gặp khó nguồn vốn; trong khi, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào như: thức ăn, con giống, thuốc thú y… phần lớn chỉ chấp nhận các hình thức khuyến mãi, giảm giá, chứ không chấp nhận bán nợ, nên họ chọn đại lý để an toàn hơn.

Liên quan đến vốn, anh Huỳnh Xuân Diện, Giám đốc HTX Nuôi thủy sản năng suất cao Tân Hưng (Cà Mau) cho biết: “Mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn hiện đang rất hiệu quả, nhưng cái khó là vốn đầu tư cao, nên không phải ai cũng có thể đầu tư được. Do đó, giải pháp khả thi nhất đối với người nuôi là tìm đến đại lý để được bán nợ, dù biết giá mua lúc nào cũng cao hơn 15 - 30%. Ngay như HTX chúng tôi, việc liên kết với doanh nghiệp có uy tín vẫn chưa thể thực hiện được, chứ đừng nói đến hộ nuôi nhỏ lẻ”.

Ở Sóc Trăng hiện chỉ mới có trên 10 THT, HTX có liên kết đầu vào với doanh nghiệp, nhưng vẫn phải mua tiền mặt mới được hưởng phần chiết khấu như đại lý. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc HTX Thành Đạt (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) chia sẻ: “Nếu như HTX không có đủ tiềm lực về tài chính thì rất khó liên kết với doanh nghiệp cung ứng thức ăn, con giống… Vì vậy, phần lớn vẫn phải chấp nhận làm ăn với đại lý mới có đủ điều kiện để nuôi”.

Chuyện bẻ kèo hay ép giá lẫn nhau là chuyện thường ngày của nghề tôm và thường xảy ra ở khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm. Thông thường các hợp đồng liên kết sẽ lấy mức giá bình quân trên thị trường tại thời điểm lấy mẫu tôm, cộng với một tỷ lệ nhất định theo thỏa thuận. Với hình thức này, nếu thị trường bình thường việc liên kết sẽ được thực hiện suôn sẻ, còn khi hút hàng hoặc dội chợ, sẽ rất khó thực hiện và tình trạng bẻ kèo hay ép giá sẽ phát sinh.

Giám đốc HTX 30/4 (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) Đặng Văn Ngọc cho biết: “Hợp đồng này nọ theo liên kết chuỗi đều có đủ hết, nhưng khi đi vào thực hiện thì vướng đủ thứ. Đơn cử như tôm nuôi của HTX theo quy trình tôm sạch, nhưng doanh nghiệp chỉ mua bằng với giá tôm bên ngoài, mà không có cộng thêm đồng nào như cam kết trước đó, khiến một số thành viên bất bình và chán nản”.

Ông  Trần Quang Cần, Phó Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Hưng Phú (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) cũng than: “Hiện vốn của HTX để bảo lãnh cho các công ty cung cấp các sản phẩm đầu vào vẫn hết sức khó khăn, nên việc ký hợp đồng cung cấp cho chuỗi vẫn chưa được như mong muốn. Ngay cả ở khâu tiêu thụ, dù hợp đồng với giá cao hơn khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg, nhưng chỉ cần số lượng không đạt cũng khó mà bán được theo hợp đồng”.

TSVN
Đăng ngày 21/12/2017
Xuân Trường
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:50 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:50 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 07:50 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:50 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:50 23/11/2024
Some text some message..