Liên kết trong sản xuất cá tra để tránh lúc thừa lúc thiếu

Sau 4 năm triển khai, dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra Việt Nam.

Liên kết trong sản xuất cá tra để tránh lúc thừa lúc thiếu
Chế biến cá tra. Nguồn Internet

* Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững

Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) được Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ thông qua chương trình EU SWITCH - Asia đã được triển khai từ tháng 4-2013 đến tháng 3-2017 với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Đến nay, sau 4 năm triển khai, dự án SUPA đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 năm, dự án đã hỗ trợ cho hơn 50 doanh nghiệp, 120 vùng nuôi, 130 hộ gia đình, 12 hợp tác xã và thu hút gần 3.000 lượt người tham dự các chương trình đào tạo, hội thảo kỹ thuật.

Ở khâu nuôi, Dự án đã nghiên cứu tư vấn, tập huấn nhằm nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí thức ăn và tác động đến môi trường trong khâu ương và nuôi góp phần cắt giảm 7-10% chi phí sản xuất trong khâu ương nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho 33 vùng nuôi và hợp tác xã đạt các chứng nhận thủy sản bền vững quốc tế.

Với các nhà máy chế biến, Dự án đã hỗ trợ nâng cao năng lực và tư vấn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) cho hơn 70 nhà máy giúp cắt giảm trung bình 18-20% điện năng, 26-30% nước, qua đó cắt giảm 2-5 tỷ đồng chi phí sản xuất cho mỗi nhà máy và cắt bỏ hơn 21.000 tấn CO2 phát thải hàng năm cho 54 nhà máy chế biến cá tra.

Đặc biệt, các bên tham gia Dự án đã có nhiều hoạt động góp phần đổi mới sản phẩm cá tra và cải thiện hình ảnh cá tra Việt Nam tại EU. 2 phiên đồng sáng tạo ở EU và 20 phiên với nội dung tương tự được tổ chức tại các thành phố lớn ở Việt Nam, đã ghi nhận nhiều ý kiến, yêu cầu của các khách hàng đối với mẫu mã bao bì, sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra. Qua đó, Dự án đã giúp phát triển và chuyển giao 20 sản phẩm mới cho các doanh nghiệp như cá tra viên, burger cuộn, xúc xích cá tra, phile cá tra xông khói... Trong đó có nhiều sản phẩm phát triển từ phụ phẩm như gan cá, pate gan cá, vây tẩm gia vị giòn, snack da cá…

Ở khâu thị trường, Dự án đã làm việc với 47 công ty lớn trong các lĩnh vực nhập khẩu, phân phối và bán lẻ ở châu Âu, tổ chức Hội nghị bàn tròn đầu tiên về tiêu chuẩn ASC/MSC tại Áo năm 2016 và tổ chức các hoạt động quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu thông qua các hội chợ, ấn phẩm, website, mạng xã hội…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên của Áo (WWF) về thói quen mua sắm và thái độ của người tiêu dùng châu Âu đối với thủy sản Việt Nam, đã góp phần giúp cho ngành hàng cá tra Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường EU. Ông Karim, đại diện WWF Áo khẳng định, khách hàng châu Âu sẵn sàng trả giá cao với sản phẩm cá tra bền vững, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra cần cải thiện chất lượng hơn nữa, chứng minh là sản phẩm tự hào của Việt Nam vì có tính bền vững, có chất lượng cao và chiến dịch truyền thông hình ảnh cá tra cần phải đẩy mạnh hơn để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng châu Âu.

Ngoài ra, dự án cũng đã giúp rà soát lại các chính sách của ngành so với các nước khác qua đó phân tích và đưa ra những khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những chính sách phù hợp cho định hướng phát triển ngành cá tra bền vững tại Việt Nam.

* Đa dạng hóa các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra

Từ cuối những năm 1990, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bắt đầu phát triển nghề nuôi cá tra tại khu vực đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tiếp đó, nghề nuôi cá tra đã được mở rộng ra toàn vùng từ An Giang, Đồng Tháp đến Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang… Kéo theo đó là sự ra đời và phát triển của của hàng loạt doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng cá tra.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến năm 2016, có 4 tỉnh: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch về vùng nuôi cá tra. Các tỉnh: An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Trà Vinh cũng đã hoàn thiện công tác rà soát và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng nuôi. Có đến 9/10 tỉnh khu vực ĐBSCL có nuôi cá tra cấp mã nhận diện ao nuôi thuộc vùng nuôi với gần 4.800 ao cá tra thương phẩm.

Trải qua gần 2 thập kỷ phát triển, từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Năm 2016, dù tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn, rào cản kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới, giá cả thất thường không ổn định… nhưng ngành cá tra vẫn vượt qua thách thức để tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, diện tích thả nuôi cá tra cả năm ở các tỉnh ĐBSCL khoảng hơn 5.000 ha, tăng trên 3% so với cùng kỳ; sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2015, đưa sản phẩm cá tra của Việt Nam đến 140 thị trường trên thế giới, tăng thêm 4 thị trường so năm 2015.

Tuy đạt được những kết quả tương đối khả quan nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra khu vực ĐBSCL chưa thực sự tăng trưởng bền vững ở nhiều góc độ, từ giống, chất lượng sản phẩm, liên kết hợp tác đến thị trường tiêu thụ. Các con số thống kê cho thấy tuy có tăng cả diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu nhưng chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của ngành hàng cá tra Việt Nam.

Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017 này sẽ không khuyến khích tăng mạnh về diện tích và sản lượng, mà chủ yếu tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cá tra, nhất là đầu tư cho nguồn giống, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển mô hình nuôi GAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng những thị trường khó tính. Cụ thể, diện tích thả nuôi cá tra toàn vùng khoảng 5.000-5.500 ha, sản lượng đạt hơn 1,1 triệu tấn cá nguyên liệu.

Để đạt mục tiêu này, Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức lại việc sản xuất và tiêu thụ cá tra theo hướng liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với nhau nhằm quản lý chặt về sản lượng nuôi, thời vụ thu hoạch, thời điểm xuất khẩu… để tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu và giá cả lên xuống thất thường gây thiệt cho người nuôi.

Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến, người nuôi cá cùng các đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất con giống cá tra đạt chuẩn, xã hội hóa công tác nhân giống, liên kết xây dựng vùng nuôi, đa dạng hóa các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra để xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu.

TTXVN
Đăng ngày 02/05/2017
Minh Hiếu
Doanh nghiệp

Khởi công nhà máy chế biến cá tra từ “nguồn tài chính xanh” ở Đồng Tháp

Tại Cụm công nghiệp Vàm Cống ở xã Bình Thành (Lấp Vò, Đồng Tháp), ngày 7/1/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (I.D.I) khởi công xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng từ “nguồn tài chính xanh”. Nhà máy chế biến cá tra này đã trở thành một đơn vị tiên phong thực hiện “Hành trình xanh - Giá trị xanh” trong nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Nhà máy chế biến
• 08:00 18/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 14:29 15/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:24 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:24 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:24 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 23:24 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 23:24 28/01/2025
Some text some message..