Liều dùng chiết xuất lá chùm ngây hiệu quả nhất giúp tăng cường miễn dịch tôm thẻ

Tính nhạy cảm của tôm với Vibrio có thể tăng lên khi chất lượng nước không phù hợp, mật độ nuôi cao dẫn đến tỷ lệ chết cao. Để duy trì sức khỏe của tôm trong giai đoạn nuôi thương phẩm, người nuôi đã bổ sung các chất kích thích miễn dịch cho tôm.

tôm thẻ chân trắng
Chiết xuất lá chùm ngây - tăng cường miễn dịch cho tôm thẻ. Ảnh minh họa

Cây chùm ngây được nhiều người biết đến là loại cây có dược tính cao. Do đó, chùm ngây có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch ở tôm. Các nghiên cứu trên động vật thủy sản đã cho thấy khi bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây vào chế độ ăn có thể cải thiện sự tăng trưởng, sinh lý và điều chỉnh chức năng các gen liên quan đến miễn dịch. Mặc dù có nhiều ưu điểm, chùm ngây cũng có các đặc tính độc học, cho thấy mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng ở một số loài vì một số loại thảo mộc có thể ngăn chặn sự phát triển của vật nuôi.

Thử nghiệm bổ sung chiết xuất chùm ngây với các nồng độ 0 (đối chứng); 1,25g; 2,5g và 5,0g cho mỗi kg thức ăn.

chùm ngây
Chùm ngây hay ba đậu dại có lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc. Ảnh banerhd.blogspot

1. Đánh giá độc tính

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của các tế bào máu tôm khi bổ sung 250 ppm chiết xuất chùm ngây giống như ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, các tế bào máu có xu hướng giảm ở liều lớn hơn 250 ppm (500 đến 2000 ppm). Do đó, chiết xuất chùm ngây an toàn đối với tế bào máu tôm ở liều lượng thấp. Đánh giá độc tính là điều cần thiết, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật. Một số hợp chất trong thảo mộc như saponin và tannin có thể gây độc cho tế bào khi sử dụng ở liều lượng cao nhưng lại kích hoạt chức năng miễn dịch khi sử dụng ở liều lượng thấp. 

Thử nghiệm cho thấy chiết xuất chùm ngây làm tăng hoạt tính PO, PR và sản xuất anion superoxide ở liều lượng từ 100 đến 250 ppm. Chiết xuất chùm ngây có thể sử dụng làm phụ gia thức ăn cho tôm thẻ.

2. Các phản ứng miễn dịch

Tổng tế bào máu (THC) cao là điều cần thiết cho hệ thống miễn dịch của tôm. Tất cả nhóm bổ sung chùm ngây đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng THC của tôm thẻ. Vì THC có liên quan đến sức đề kháng của tôm thẻ chống lại Vibriosis, do đó chiết xuất chùm ngây có tác dụng nâng cao sức đề kháng của tôm chống lại bệnh do vi khuẩn gây ra.

Hoạt tính PO thường được sử dụng như một chỉ số để đánh giá ảnh hưởng của thảo mộc đối với khả năng miễn dịch của tôm. Thử nghiệm cho thấy chiết xuất chùm ngây, đặc biệt ở nhóm 2,5g đã cải thiện hoạt động PO từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 28. Sự biểu hiện của ProPO2 trong nhóm 2,5g đạt mức tối đa vào ngày thứ 4 và thứ 7, trong khi A2M thấp vào lúc này. Ponprateep và cộng sự. nhận thấy A2M hoạt động giảm khi hoạt động PO tăng lên để cân bằng tổng hợp melanin để duy trì cân bằng nội môi của vật chủ. Nghiên cứu này cho thấy chùm ngây đã kích hoạt hoạt động ProPO trong tôm, đặc biệt là ở nhóm 2,5g. 

Các peptide kháng khuẩn được điều chỉnh chủ yếu ở nhóm 2,5g vào ngày thứ 7. Penaedin là các peptide chống vi khuẩn độc nhất có ở tôm, bao gồm ba lớp Pen2, Pen3 Pen4. Crus tham gia vào quá trình apoptosis và thực bào của các tế bào máu tôm và sự vắng mặt của nó ở tôm nhiễm Vibrio có thể làm tăng tỷ lệ chết của tôm. Trong nghiên cứu này, biểu hiện của Crus cao hơn đáng kể ở nhóm 2,5g so với đối chứng vào ngày 1 đến ngày 28. Lysozym có thể ức chế vi khuẩn gram dương một cách hiệu quả vì nó có khả năng phân cắt các liên kết β-1,4 glycosidic giữa axit N-acetylmuramic và N-acetylglucosamine trong thành tế bào vi khuẩn. Trong nghiên cứu này, Lysozym ngay lập tức được biểu hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28. Các biểu hiện của Pen2, Pen3, ALF, Crustin Lysozym trong quá trình thí nghiệm cho thấy chiết xuất chùm ngây, đặc biệt là ở mức 2,5g có khả năng kiểm soát sự lây nhiễm của nấm và vi khuẩn.

CP tham gia vào quá trình đông máu ở động vật giáp xác, ngăn cản sự mất nước của cơ thể và sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội. CP là một phân tử quan trọng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Trong nghiên cứu này, CP đã được điều chỉnh, nhưng chỉ vào một số ngày ở các nồng độ khác nhau của chiết xuất chùm ngây. Nó cho thấy chiết xuất chùm ngây giúp tăng cường cơ chế bảo vệ tôm chống lại mầm bệnh.

chiết xuất chùm ngây
Bổ sung chiết xuất lá chùm ngây vào thức ăn thủy sản có thể thay thế kháng sinh. Ảnh minh họa

3. Hiệu suất tăng trưởng

Sự tồn tại của các chất kháng dinh dưỡng trong cây chùm ngây có thể gây trở ngại nghiêm trọng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của tôm. Bổ sung chùm ngây ở nồng độ 2,5g  ảnh hưởng đáng kể đến năng suất tăng trưởng của tôm thẻ, nhưng ở nồng độ cao (5,0g) không cho thấy ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nồng độ chiết xuất chùm ngây cao có thể ức chế các enzym tiêu hóa và các protein phức tạp vì sự hiện diện của tannin, saponin và các chất chuyển hóa thứ cấp khác. Tuy nhiên, khi bổ sung với lượng thích hợp các chiết xuất từ thảo mộc đã kích thích sự bài tiết các enzym tiêu hóa, protease, amylase, lipase và hoạt động như một món khai vị, do đó cải thiện sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn hiệu quả.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy nồng độ 2,5g/kg chiết xuất nước chùm ngây đã cải thiện tăng trưởng và tăng khả năng sử dụng thức ăn ở tôm thẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác báo cáo rằng bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây với liều lượng 1g/kg đã tác động tích cực đến năng suất tăng trưởng. Ngoài ra, tôm càng xanh được bổ sung chiết xuất từ chùm ngây ở mức 2,5 đến 5,0g cho thấy năng suất tăng trưởng tốt hơn so với đối chứng.

4. Khả năng chống lại V.Alginolyticus 

Vibrio được tiêm sau khi tôm bổ sung chùm ngây trong 1, 2, 4, 7 và 14 ngày. Kết quả cho thấy bổ sung chiết xuất từ chùm ngây trong 2 đến 14 ngày đã làm tăng tỷ lệ sống của tôm sau khi nhiễm V.alginolyticus. Tỷ lệ sống cao hơn ở nồng độ 2,5g trong 4 và 7 ngày, tiếp theo là nồng độ 5,0g trong 7 ngày so với nhóm chứng. Tỷ lệ sống tăng lên trong ngày thứ 7 ở nhóm 2,5g và 5,0g có liên quan đến các thông số miễn dịch bao gồm ProPO2, biểu hiện gen peptide chống vi khuẩn, SOD, PR cũng như sản xuất anion superoxide cũng tăng cao. 

Kết luận, nghiên cứu này cho thấy phản ứng miễn dịch tích cực và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch tăng lên tùy theo nồng độ chùm ngây trong chế độ ăn và thời gian cho ăn. Bổ sung chùm ngây ở mức 2,5g/kg là liều phù hợp nhất để cải thiện các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và hiệu suất tăng trưởng ở tôm thẻ. Ngoài ra, việc bổ sung chùm ngây với 2,5g/kg trong 4 và 7 ngày có hiệu quả chống lại V.alginolyticus.

Nguồn tham khảo: Moringa oleifera Leaves’ Extract Enhances Nonspecific Immune Responses, Resistance against Vibrio alginolyticus, and Growth in Whiteleg Shrimp (Penaeus vannamei); Animals 2022, 12(1), 42; 10.3390/ani12010042

Đăng ngày 12/01/2022
Sương Phạm @suong-pham
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:04 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:04 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:04 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:04 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:04 29/03/2024