Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

Một nghiên cứu đầu tiên từ trước đến nay về hàm lượng Vitamin C (Ascorbic acid) bổ sung vào thức ăn cá chạch bùn giúp nâng cao hiệu suất tăng trưởng, hệ thống miễn dịch và hoạt tính enzyme chống oxy hóa.

Vitamin C và hiệu suất tăng trưởng và miễn dịch của cá
Vitamin C và hiệu suất tăng trưởng và miễn dịch của cá

Vitamin C với động vật thủy sản

cá chạch bùn, liều lượng vitamin C, trộn vào thức ăn, vai trò vitamin C với tôm, vai trò Vitamin C với cá

Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp. 

Đối với nuôi trồng thủy sản, để giảm phản ứng căng thẳng nhiều tác đã bổ sung vào thức ăn các chất chống oxy hóa (ví dụ như vitamin C và vitamin E), probiotic, prebiotic, B-glucans và các chất kích thích miễn dịch khác, có thể giúp cá giảm sự nhạy cảm đối với những yếu tố gây căng thẳng.

 Vitamin C (acid L-ascorbic, ASA) đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý bình thường và kích thích phản ứng miễn dịch của cá (Lim & Lovell 1978), và nó là một chất chống oxy hóa tan trong nước quan trọng. Vitamin C cũng tăng cường hiệu ứng trên hoạt tính diệt khuẩn ở huyết thanh (Ren, Koshio & Uyan 2008), hoạt động thực bào (Misra, Das & Mukherjee 2007), nồng độ kháng thể (Misra et al. 2007) và chất nhầy trong phản ứng miễn dịch (Roosta, Hajimoradloo & Ghorbani 2014). 

Trong nuôi trồng thủy sản, vitamin C thường được sử dụng với mức độ cao khi bổ sung vào thức ăn. Tuy nhiên, những ảnh hưởng ở liều cao của việc bổ sung vitamin C  vào thức ăn trên cá vẫn chưa được xác định chắc chắn. 

Nghiên cứu liều lượng bổ sung Vitamin C vào cá chạch bùn

cá chạch bùn, liều lượng vitamin C, trộn vào thức ăn, vai trò vitamin C với tôm, vai trò Vitamin C với cá

Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) là một cá sống tầng đáy phân bố rộng rãi ở Châu Á. Trong những năm gần đây, giá trị của chúng trên thị trường đã tăng lên bởi vì giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao được công nhận bởi người tiêu dùng (Wang, Hu & Wang 2010;. Gao et al 2012). Cho đến nay, không có nghiên cứu nào về nhu cầu vitamin C trên cá chạch bùn được thực hiện. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành để làm rõ những ảnh hưởng của chế độ ăn khác nhau có bổ sung vitamin C đối với về hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch từ chất nhầy, hoạt tính của enzyme chống oxy hóa và biểu hiện gen chống oxy hóa trên cá chạch bùn. 

Một thử nghiệm cho ăn trong 60 ngày đã được tiến hành để xác định những ảnh hưởng của vitamin C ở chế độ ăn khác nhau về hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của cá chạch bùn.

Sáu mức độ Vitamin C bổ sung vào thức: 0 mg/kg (VC0), 100mg/kg (VC100), 200mg/kg (VC200), 500mg/kg (VC500), 1000mg/kg (VC1000) và 5000 mg/kg (VC5000) của VC (35% acid ascorbic) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy cá ăn với mức độ  VC200 cho sự tăng trưởng tối ưu và có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa cao (cụ thể là hơn 207,4 mg/kg), đồng thời hệ miễn dịch của cá chạch bùn hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều. Hơn nữa, liều cao của việc bổ sung VC không cho thấy bất kỳ tác động bất lợi đến hiệu suất tăng trưởng của cá chạch bùn.

Do đó, thí nghiệm của nhóm nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung từ 200 mg/kg Vitamin C là điều cần thiết để gia tăng sự tăng trưởng và miễn dịch của cá chạch bùn, mức độ này cao hơn nhiều so với hầu hết các loài cá khác, ví dụ 47,6 mg/kg đối với cá chẽm Nhật Bản - Lateolabrax japonicus (Ai, Mai, Zhang, Xu, Duan & Tân 2004), 23,8 mg/kg  cho cá đù vàng lớn - Pseudosciaena crocea (Ái, Mai, Tân, Xu, Zhang, Ma & Liufu 2006) và 35,7 mg/kg đối với cá Cirrhinus mrigala (Zehra & Khan năm 2012). Điều này có thể gợi ý rằng các chạch bùn là loài nhạy cảm hơn nhiều với các yếu tố stress so với các loài cá khác. 

Lưu ý khi sử dụng Vitamin C

Mặc dù Vitamin C là một chất chống oxy hóa, nó có thể tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa trong điều kiện nhất định (Hininger et al. 2005). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C gây độc với một số loại tế bào (Bhat, Azmi, Hanif & Hadi 2006; Ullah, Khan & Zubair 2011). Thêm vào đó, Vitamin C ở mức cao sẽ ức chế mạnh mẽ của sự hấp thụ Đồng hoặc các enzym phụ thuộc vào Đồng và dễ bị ngộ độc sắt (Prasad 1978). Vì thế khi bổ sung Vitamin C vào thức ăn cá chạch bùn cần phải cân nhắc ở mức hợp lý.

Theo Yan Zhao, Jiaxing Zhao, Yin Zhang và Jian Gao 

Đăng ngày 10/08/2017
TRỊ THỦY
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:37 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:37 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:37 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:37 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:37 26/04/2024