Liều lượng vi sinh để tối ưu năng suất nuôi tôm

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh là hướng đi an toàn và phát triển bền vững cho ngành nuôi tôm. Nhưng liều lượng sử dụng như thế nào và nếu dùng nhiều có ảnh hưởng như thế nào vẫn là câu hỏi lớn? Thí nghiệm của M Bachruddin thực hiện tại Đại học Airlangga Indonesia đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.

Liều lượng vi sinh để tối ưu năng suất nuôi tôm
Vi khuẩn được nuôi cấy trên đĩa thạch

Phòng bệnh cho tôm là bước vô cùng quan trọng, khi mà ngành nuôi tôm ngày càng phát triển, mức độ thâm canh ngày càng cao thì kéo theo đó là nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến ngành nuôi tôm như: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), Bệnh đốm trắng (WSD), Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), Bệnh đầu vàng (YHV)… Nguồn vi sinh có lợi trong ao tôm

Chế phẩm sinh học có thể là một giải pháp để có được sự tăng trưởng và cho ăn tối ưu hiệu quả, giảm chi phí sản xuất như chi phí cho ăn, thay thế sử dụng kháng sinh và giảm gánh nặng môi trường do tích lũy chất thải trong nước. 

Một số loài vi khuẩn vi khuẩn có thể được sử dụng để phân hủy vật chất hữu cơ từ thức ăn còn sót lại như Bacillus Subilis, Bacillus licheniformisBacillus megaterium... Ngoài ra, vi khuẩn nitrat hóa như Nitrobacter sp.Nitrosomonas sp., cũng có thể được thêm vào để giảm mức độ amoni. Tương tự, lactic vi khuẩn sản xuất axit, như Lactobacillus plantarumLactobacillus fermentum, cũng có thể được sử dụng để cải thiện hệ thống tiêu hóa của tôm và duy trì độ pH của nước ở mức tối ưu.

Vi khuẩn Bacillus Subilis dưới kính hiển vi

Nhưng việc áp dụng các chế phẩm sinh học vẫn còn thiếu những cơ sở lập luận rõ ràng vì còn thiếu những công bố về kết quả sử dụng trong thực tiễn hay những điều khoản, quy định về liều lượng để có thể sử dụng vi sinh tối ưu nhất. Vì với mỗi một liều lượng vi sinh nhất định sẽ có ảnh hưởng khác nhau trong ao tôm.

Trong bài báo cáo vừa công khai vào đầu năm 2019 của M Bachruddin và cộng sự đã nghiên cứu và xác định rằng: Sự với các mức liều lượng vi sinh khác nhau trong ao nuôi thực tế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khác nhau.

Các chủng vi sinh được dùng trong nghiên cứu này gồm: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Lactobacillus plantarumLactobacillus

Phương pháp thí nghiệm

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm vi sinh Đại học Airlangga và ao nuôi tại Sidoarjo tại Indonesia, đối tượng mà các nhà khoa học thực hiện là tôm thẻ chân trắng.

Với 7 chủng vi sinh đã chọn, tiến hành ủ trong 24 – 48 giờ và kiểm tra môi trường nuôi cấy để xác định số khuẩn lạc dao động trong khoảng từ 30 đến 300 khuẩn lạc thì tiến hành pha loãng với mật rỉ đường và nước (90%).

M Bachruddin cùng cộng sự đã tiến hành thí nghiệm áp dụng các chủng vi sinh đã chọn trên ao nuôi tôm mỗi tuần với 5 liều khác nhau. (1 mL vi sinh/10 L (P1), 2 mL vi sinh/10 L (P2), 3mL vi sinh/10 L (P3), 4 mL vi sinh/10 L (P4) và mẫu đối chứng 0 mL vi sinh /10 L)

Kết quả thí nghiệm

Qua 6 lần khảo sát với 5 liều lượng vi sinh khác nhau, dựa số liệu thu được như trọng lượng cơ thể tôm, chiều dài, tỉ lệ tử vong và FCR và kiểm tra thống kê đã rút ra được kết luận áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm 

Hiệu quả của việc áp dụng chế phẩm sinh học ở các liều lượng khác nhau có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng, tỉ lệ tử, FCR của tôm .


Ảnh hưởng của các liều vi sinh khác nhau đến trọng lượng và chiều dài của tôm


Ảnh hưởng của các liều vi sinh khác nhau đến tỷ lệ chết và FCR của tôm

Kết luận

Kết quả đã chỉ ra rằng sử dụng vi sinh với liều lượng  (2 mL / 10 L) mang lại giá trị tối ưu nhất so với các liều lượng vi sinh khác, với liều lượng này trọng lượng tôm đạt trung bình là 7,4 gram và dài 10,4 cm. 

Việc sử dụng vi sinh với liều lượng (2 mL / 10 L) giúp tôm có tỷ lệ tử vong thấp nhất và FCR đạt tối ưu nhất là 0.91.

Vì vậy nên sử dụng vi sinh đúng liều lượng để hiệu suất tôm thu được cao nhất, bên cạnh đó cũng góm phần tiết kiệm chi phí cho quá trình nuôi.

Theo M Bachruddin, M Sholichah, S Istiqomah và A Supriyanto

Đăng ngày 25/10/2019
YẾN QUYÊN Lược Dịch
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:26 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:26 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:26 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:26 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:26 25/11/2024
Some text some message..