Lo âu bao trùm ngành chăn nuôi khi hội nhập

Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, kể từ khi có thông tin gia nhập TPP, không khí lo âu bao trùm cả ngành chăn nuôi, từ lãnh đạo cho đến nông dân.

chuyên gia Lân Hùng
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng chia sẻ về khó khăn và thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập. Ảnh: Alex.

Có thể nói, ngành chăn nuôi đã đi qua năm 2015 với nhiều thuận lợi khi không “dính” phải dịch bệnh nghiêm trọng. Song, ngành cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại giá rẻ và nhiều thách thức trong hội nhập.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã có cuộc trao đổi với Zing.vn:

- Khi chúng ta công bố gia nhập TPP, riêng với ngành chăn nuôi, không khí lo âu bao trùm, từ lãnh đạo đến nông dân.

Mỗi nơi đã có một suy nghĩ và cách làm riêng để tìm cách tháo gỡ khó khăn khi hội nhập. Song, kết quả sẽ phải chờ năm 2016.

- Ông nhận định như thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng, chăn nuôi sẽ “vỡ trận” khi TPP có hiệu lực?

- Khi hội nhập, ngành chăn nuôi của chúng ta khó khăn trông thấy, bế tắc trông thấy và có thể thua trông thấy. Bởi với cơ chế, mức đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật như hiện tại thì ngành chăn nuôi Việt khó mà thắng được.

Tại thời điểm này, dù biết nhiều khả năng thua nhưng chúng ta (ngành chăn nuôi) vẫn cứ phải vào (hội nhập) và tự vươn lên thôi. Chúng ta không thể mãi thế này được! Bởi nếu chúng ta không dám thử sức, không đối diện với khó khăn thì sẽ không có cơ hội vươn lên dù là nhỏ nhất.

Mình phải hội nhập để quyết tâm vươn lên cải tiến, nâng cao chất lượng và năng suất. Có thể ban đầu mình thua nhưng sau này mình sẽ thắng. Trong khi đó, hội nhập là điều tất yếu trong bất cứ lĩnh vực nào.

- Theo ông, vì sao nhiều năm nay, DN (doanh nghiệp) trong nước vẫn chưa mặn mà đổ vốn vào nông nghiệp, mà cụ thể là chăn nuôi?

- Thực tế, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, một loạt DN đã có kế hoạch tham gia vào các lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng, để bắt tay vào thực tế thì DN còn băn khoăn bởi hướng đi và cơ chế của chúng ta vẫn chưa rõ ràng và thông thoáng.

Đơn cử như trường hợp của Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức) - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đại gia này làm nông nghiệp ở Lào thì rất dễ và thành công, nhưng khi về Việt Nam lại gặp khó. Điều này cho thấy, chúng ta cần phải xem xét lại, mở rộng cơ chế để đón nhận DN mạnh, đầu tư cho nông nghiệp. Có như thế, nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng của chúng ta mới tiến lên được.

- Gần đây, thịt ngoại ồ ạt nhập vào Việt Nam và đang ngày càng được người tiêu dùng Việt đón nhận. Tình trạng này cho thấy điều gì?

- Thịt ngoại được người Việt đón nhận là việc dễ hiểu thôi. Noa vừa ngon lại vừa rẻ. Đơn cử như việc nuôi gà công nghiệp ở nước ngoài. Máng ăn của chúng cũng là cái cân. Khi hết thức ăn nó tự động đổ vào với trọng lượng được điều chỉnh tự động bằng máy móc. Người chăn nuôi không tốn nhiều công sức. Sau 2 tháng, mỗi con gà đã nặng tới 4 kg, hơn hẳn cách nuôi của người Việt.

Hay kể tới việc nuôi bò ở Úc. Một gia đình ở đây có thể nuôi tới hàng trăm con bò cùng lúc. Mỗi con có thể nặng lên tới cả tấn. Họ không nuôi thủ công mà hoàn toàn bằng tự động hóa, theo một quy trình được lập trình sẵn. Năng suất vật nuôi rất cao, chất lượng thịt tốt, bò sạch trong khi chi phí nuôi lại rẻ. Do đó, thịt ngoại không có gì khó khăn khi cạnh tranh với chúng ta.

Trong khi đó, ở Việt Nam, mỗi gia đình chỉ chăn nuôi có vài ba con nhưng đã đầu tắt mặt tối. Thời gian và công nuôi từ nhỏ đến khi được thu kéo dài và tốn công gấp mấy lần họ, lại cộng thêm chi phí thức ăn đắt đỏ, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

Người dân còn chăn nuôi cá thể thì khó có thể cạnh tranh với nước ngoài được. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ thua!

- Ông có lời khuyên nào cho cả DN và người chăn nuôi để tồn tại và cạnh tranh với hàng ngoại khi hàng loạt FTA chuẩn bị có hiệu lực?

- Trong hội nhập lớn như hiện tại, chúng ta phải phát huy tiềm năng sinh học, tìm ra những cái độc đáo của riêng mình. Chúng ta đừng chạy theo họ hoàn toàn, mà phải tìm ra thế mạnh của mình là những loài vật nào, cây trồng nào có giá trị mà nước bạn không có.

Ví dụ như việc nuôi gà công nghiệp, chúng ta làm sao theo kịp họ. Trong khi đó, những con đặc sản như gà màu, vịt trời, gà Đông Tảo, lợn rừng... thịt ngon, ta có sẵn lại rất dễ nuôi....tại sao không chú trọng nuôi, rồi xuất khẩu?

Tùy từng nơi mà chúng ta sẽ có một hoặc nhiều con đặc sản có tiềm năng khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, có một con mà Việt Nam nên làm và phải làm lớn là con trâu. Thế mạnh của Việt Nam là con trâu. Nhưng con trâu của chúng ta mới chỉ là hàng hóa trong nước, chưa xuất khẩu, chưa được chào hàng ra bên ngoài.

Tôi lên Mường Khương, một con trâu mộng bán được 60 triệu đồng. Chúng chỉ ăn cỏ và người dân thường chăn thả tự nhiên trên đồi. Sức đề kháng của trâu rất tốt. Tuy nhiên, dân ta có câu: "Trâu sợ gió, bò sợ nước". Vậy chúng ta chỉ cần nuôi tập trung, xây dựng hệ thống che chắn tốt thì chúng dễ dàng vượt qua mùa đông. Nếu tổ chức nuôi trâu tốt, chúng ta sẽ rất thắng.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát huy nuôi chim trĩ, nuôi chim công và các loại đặc sản khác… Song nếu vẫn giữ nguyên cách chăn nuôi kiểu cũ: chăn nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật cồng kềnh, thức ăn quá đắt... thì việc thành công sẽ rất khó.

"Khi gia nhập TPP, ngành chăn nuôi Việt sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta hội nhập. Chúng ta từng tham gia ASEAN, WTO… ngành nông nghiệp đã có nhiều cạnh tranh. Ngành chăn nuôi đã có những quan tâm của Chính phủ.

Chúng tôi xin khẳng định, ngành chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm trước khi thuế về 0%".

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP.

Zing, 06/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Ngọc Lan
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 18:48 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 18:48 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 18:48 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 18:48 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 18:48 18/02/2025
Some text some message..