Lo cá quên con người, thủy cung kêu gọi video call với cá

Một thuỷ cung đã đóng cửa trong đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Nhật Bản đang kêu gọi mọi người thực hiện các cuộc trò chuyện video với cá vì các loài sinh vật nhạy cảm đang dần quên đi sự tổn tại của con người.

Thủy cung
hủy cung Sumida tại Nhật Bản đã kêu gọi mọi người trò chuyện video với những con cá chình của họ. Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, thuỷ cung Sumida nằm trong toà tháp Tokyo Skytree, thủ đô Tokyo, đã đóng cửa từ hồi đầu tháng 3 và các loài động vật sống trong đó đang dần quen với môi trường không có con người trong suốt 2 tháng.

Thuỷ cung cho biết “tình huống chưa từng xảy ra” này đang ảnh hưởng lớn đến thói quen hàng ngày của các sinh vật trong bể thuỷ sinh.

“Sinh vật trong bể cá không nhìn thấy con người, ngoại trừ những người chăm sóc và chúng đã bắt đầu quên con người. Đặc biệt, những con cá chình vườn đã biến mất trong cát và lẩn trốn mỗi khi nhìn thấy những người chăm sóc đi qua. Điều đó đang gây khó khăn cho những người chăm sóc khi kiểm tra sức khoẻ của động vật. Chúng tôi khẩn thiết mong khách hàng có thể cho những con cá chình của chúng tôi được nhìn thấy gương mặt của các bạn từ xa”, thuỷ cung Sumida đăng trên tài khoản Twitter của mình. 

Thuỷ cung này đã tổ chức một sự kiện với tên gọi “Lễ hội xem mặt” nhằm kết nối con vật với du khách. Cá chình vườn rất nhạy cảm và cảnh giác với thiên nhiên. Tuy nhiên, 300 con cá trong số chúng sống trong bể cá tại thuỷ cung đã trở nên quen thuộc với con người. Chúng rất ít khi trốn trong cát khi du khách tiếp cận gần.

Trong nỗ lực kết nối sinh vật với con người, thuỷ cung đang thiết lập 5 chiếc máy tính bảng đối diện với bể cá của họ. Những người đam mê cá chình được yêu cầu kết nối với thuỷ cung bằng iPhone hoặc iPad thông qua ứng dụng FaceTime.

Khi các cuộc gọi video bắt đầu, mọi người có nhiệm vụ cho cá nhìn thấy mặt, vẫy tay và nói chuyện cùng cá. Người gọi được yêu cầu không hét to.

“Lễ hội xem mặt” được lên kế hoạch tổ chức từ ngày 3 đến 5/5, vào đúng kỳ nghỉ Tuần lễ vàng của Nhật Bản, khi nhiều người dân thường đi du lịch. Tuy nhiên, trong Tuần lễ vàng năm nay, mọi người được yêu cầu ở nhà khi đất nước vẫn trong tình trạng khẩn cấp vì đại dịch COVID-19.

Yêu cầu của thuỷ cung Sumida đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người với hashtag #PleaseRememberHumans (Xin hãy nhớ con người).

“Thật thú vị khi bạn nhìn vào những con cá chình và chúng cũng nhìn vào bạn. Tôi rất vui khi tham gia lễ hội này”, một người dùng Twitter chia sẻ.

“Chúng cần được huấn luyện để học cách không coi con người là một mối đe doạ”, một người khác viết.

Trong số những người háo hức tham gia, nhiều người kêu gọi thủy cung nên cung cấp quyền truy cập thông qua nhiều ứng dụng khác, để những người sử dụng máy tính và điện thoại có hệ điều hành Android cũng có thể trò chuyện cùng cá.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 05/05/2020
Hải Vân
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:41 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:41 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:41 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:41 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:41 03/11/2024
Some text some message..