Lo tôm giống kém chất lượng

Vào vụ nuôi, các tỉnh ven biển ĐBSCL có nhu cầu tôm giống rất lớn.Trong khi năng lực SX tôm giống tại các địa phương trong vùng chưa đủ đáp ứng, hiện có đến 90% tôm giống chủ yếu từ hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đưa về vùng này.

Lo tôm giống kém chất lượng
Một cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống ở Bạc Liêu (Ảnh: LHV)

Tiềm ẩn dịch bệnh

Từ đầu năm đến nay khi một số địa phương ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vào vụ thả nuôi tôm sớm, lực lượng thanh tra đã phát hiện, ngăn chặn nhiều trường hợp vận chuyển tôm giống không qua kiểm dịch.

Ông Đặng Hiền Đức, cán bộ Thanh tra Chi cục Thú y Sóc Trăng, cho biết: Qua 17 cuộc tuần tra kiểm soát của đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra 98 lượt xe vận chuyển động vật, giống thủy sản trên các tuyến đường về địa bàn tỉnh đã phát hiện 9 trường hợp vi phạm vận chuyển tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Chi cục Thú y Sóc Trăng xử phạt 31,5 triệu đồng và buộc phải lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu phát hiện tôm giống nhiễm bệnh nguy hiểm buộc phải tiêu hủy.

Trước đó vào đầu tháng 4/2017, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng đoàn kiểm tra liên ngành tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 1A phát hiện hơn 6 triệu con tôm giống chưa kiểm dịch được xe tải chở về Bạc Liêu, Cà Mau tiêu thụ. Số lượng lớn tôm giống này có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung đưa về và không hề có giấy tờ kiểm dịch.

Lực lượng kiểm tra lập biên bản vi phạm, xử phạt theo qui định đồng thời yêu cầu kiểm dịch bắt buộc. Qua nhiều vụ kiểm tra điển hình cho thấy thực trạng buôn bán tôm giống kém chất lượng, tôm chưa qua kiểm dịch vẫn còn diễn ra phức tạp, nhất là vào thời vụ thả nuôi tôm.

Bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng thường gọi tôm giống chưa qua kiểm dịch là tôm trôi nổi. Tôm trôi nổi vì sao vẫn có người mua? Trong khi các HTX nuôi tôm hay các chủ trang trại có điều kiện và từng giao dịch với các công ty, cơ sở SX tôm giống đảm bảo uy tín chất lượng, nguồn cung tôm giống ổn định từ trước khi vào vụ có kiểm dịch, xét nghiệm dịch bệnh trước khi thả nuôi thì tôm giống trôi nổi len lỏi qua mặt cơ quan chức năng về tới vùng nuôi hoặc thông qua một số cơ sở mua bán giống tại địa phương nhắm vào đối tượng hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, ít vốn đầu tư, chịu mua con giống giá rẻ. Vì một trong những nguyên do này mà người nuôi tôm rước họa không hay, không biết rõ nguồn gốc con giống có nhiễm mầm bệnh từ trước, thả nuôi theo kiểu hên xui nên tôm dễ xảy ra dịch bệnh, thất bại. 

Biện pháp nào ngăn chặn?

Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, tình hình dịch bệnh tôm (tôm sú, thẻ chân trắng) còn xảy ra phức tạp. Từ đầu năm đến nay tỉnh Sóc Trăng thả nuôi tôm hơn 3.900ha, chiếm 8,7% kế hoạch. Trong đó diện tích tôm bị thiệt hại khoảng 340ha, chiếm hơn 8,8%. Tôm bị bệnh gây thiệt hại còn nhiều: Tôm bệnh đốm trắng bị thiệt hại trên 72ha, tôm bị hoại tử gan tụy cấp thiệt hại gần 50ha và tôm bị khí độc môi trường gây thiệt hại trên 220ha.

Điều đáng lưu ý là riêng trong tháng 4/2017 qua thu nhận mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản trên tôm vẫn còn phát hiện nhiều mẫu dương tính như: Bệnh đốm trắng (WSSV) xét nghiệm 45 mẫu có 11 mẫu dương tính (từ đầu năm đến nay xét nghiệm 161 mẫu có đến 57 mẫu dương tính); Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) xét nghiệm 44 mẫu có 5 mẫu dương tính; bệnh còi xét nghiệm 5 mẫu có 1 mẫu dương tính; bệnh vi bào tử trùng (EHP) xét nghiệm 4 mẫu có 1 mẫu dương tính; bệnh IHHNV (nhiễm virus IHHNV gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô) xét nghiệm 44 mẫu có 19 mẫu dương tính…

Từ kết quả kiểm nghiệm trên, các cán bộ thú y thủy sản tại vùng nuôi tôm cho rằng: Nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh từ nguồn cung cấp tôm giống không qua kiểm dịch, không xét nghiệm các bệnh cho thấy còn rất lớn, sẽ gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm. Về vấn đề này cần có sự kiểm soát, kiểm dịch chặt chẽ.

Cần Thơ đang hình thành tập trung nhiều cơ sở SX tôm giống

Ông Lê Trung Hoàng, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ cho biết, Cần Thơ hiện có 42 cơ sở SX ương dưỡng tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở các tỉnh miền Tây. Tổng công suất khoảng 1 tỉ tôm post/năm, thể tích bể ương và xử lý nước khoảng 5.000m3.

Đến cuối tháng 4/2017, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ đã kiểm dịch được hơn 184 triệu post tôm thẻ chân trắng, hơn 152 triệu post tôm sú và 1,5 triệu post tôm càng xanh.

Nông Nghiệp.VN
Đăng ngày 11/05/2017
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:10 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 00:10 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 00:10 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 00:10 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 00:10 27/11/2024
Some text some message..