Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
Cá được biết đến như một loại thực phẩm lành mạnh

Hầu như trong mọi thực đơn ăn uống lành mạnh đều sẽ khuyến khích người dùng nên ăn nhiều cá, ít nhất 3 bữa mỗi tuần. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng giống nhau, cũng đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con biết và lựa chọn được những loại cá nào nên và không nên ăn. 

Các loại cá nên ăn

Cá hồi: Cá hồi dồi dào Omega 3 nhất. Trong 100 g cá hồi có 2,3 g Omega 3, tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, duy trì tính linh hoạt của động mạch, tĩnh mạch và tăng cường cơ tim. Omega - 3 cũng được cho là có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa cứng thành động mạch. DHA có trong cá hồi rất tốt cho quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường trí thông minh.

Các protein trong cá hồi giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Cá hồi rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, phốt pho, selen, vitamin A, D, B. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho sự chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể người.

Cá cơm: Cá cơm là một loài cá nhỏ sống ở vùng nước mặn. Tại Việt Nam, khu vực sinh sống của cá cơm trải dài ở hầu hết các vùng biển từ Bắc vào Nam. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết cá cơm có hàm lượng axit béo omega - 3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng còn chứa các chất béo, cholesterol tốt cho tim mạch.

Bên cạnh đó, cá cơm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào danh sách những loại cá tốt nhất. Thêm nữa, một lý do khiến cá cơm được xếp vào nhóm "cá sạch" là do vòng đời của chúng ngắn nên khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể thấp hơn hơn so với các loài cá khác. 

Cá cơmCá cơm có hàm lượng axit béo omega - 3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào

Cá lóc còn có tên là cá quả, cá chuối, cá hoa, cá sộp…), là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch. Không chỉ được dùng làm thực phẩm, cá lóc còn được sử dụng trong điều trị bệnh.

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu. 

Trong cá lóc chứa hàm lượng protein dồi dào cùng các axit amin cần thiết cho cơ thể, với khoảng 20gr protein trong thịt cá, cá lóc cung cấp cho cơ thể 1 lượng đạm cần thiết cho cơ thể trong đó có Albumin - protein quan trọng cho sức khoẻ.

Nhiều phân tích cho thấy trong cá lóc còn chứa nhiều chất béo được tạo nên từ các axit béo không bão hòa đa - điều này góp phần vào quá trình tổng hợp prostaglandin, giúp phục hồi các vết thương.

Một số loài cá không nên tiêu thụ

Cá ngừ vây xanh: Vào tháng 12 năm 2009, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã đưa cá ngừ vây xanh vào danh sách các loài vật bị đe dọa. Đáng nói, cá ngừ vây xanh có hàm lượng thủy ngân cao và PCB của chúng cao đến mức Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) khuyến cáo không nên ăn loại cá này.

Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não. 

Cá hoang dã: Báo cáo kết quả nghiên cứu về lợi ích của cá đối với sức khỏe, do các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện chỉ ra rằng các loài cá hoang dã như cá mập, cá kiếm, cá ngói và cá thu... chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu này còn cho thấy cá hoang dã có khả năng chứa các chất ô nhiễm công nghiệp như dioxin, polychlorinated biphenyls (PCB)... cực kỳ có hại cho sức khỏe.

Khuyến khích nên ăn cá để tăng cường sức khỏe

Cá hồiCá rất tốt cho sức khỏe vì vậy, việc tiêu thụ cá được khuyến khích

Cá là một thành phần trong chế độ ăn lành mạnh (bao gồm ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả, đậu đỗ, thịt nạc và gà, sữa ít béo hoặc không béo, ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, ít đường, ngũ cốc tinh chế…). Chế độ ăn lành mạnh đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Bởi vậy, việc tiêu thụ cá được khuyến khích. Tuy nhiên, khi sử dụng cá cũng có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, đặc biệt quan tâm ở trẻ em và phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Hoa Kì (FDA) đã đưa ra bảng xếp loại các loại cá dựa theo hàm lượng thủy ngân có trong đó và khuyến cáo người dân nên sử dụng các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.

Đăng ngày 23/09/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:11 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 07:11 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 07:11 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:11 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 07:11 19/12/2024
Some text some message..