Loài cá voi bí ẩn nhất thế giới lần đầu lộ diện

Một nhóm các nhà sinh vật học quốc tế lần đầu quan sát cá voi Omura, loài cá voi ít được biết đến nhất và thường xuyên bị nhầm lẫn nhất, ở ngoài khơi đảo Madagascar.

cá voi Omura
Hình ảnh cá voi Omura do nhóm nghiên cứu ghi lại. Ảnh: Salvatore Cerchio.

Theo Grind TV, nghiên cứu do các nhà sinh vật học công bố trên tạp chí Royal Society Open Science hôm 22/10 cung cấp bằng chứng rõ ràng đầu tiên và mô tả chi tiết về sự tồn tại của cá voi Omura trong môi trường hoang dã.

Trước đây, do thông tin về cá voi Omura rất ít ỏi, các nhà khoa học không biết chắc có bao nhiêu con thuộc loài này còn tồn tại và chúng thực sự quý hiếm tới mức nào.

"Trong nhiều năm, cơ hội trông thấy cá voi Omura rất nhỏ và chưa có trường hợp nào được xác nhận", Salvatore Cerchio, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.

"Chúng dường như chỉ sinh sống ở những khu vực xa xôi, rất khó tìm kiếm dưới biển bởi chúng khá nhỏ với chiều dài cơ thể khoảng 10 - 12 m và không phun ra dòng nước mạnh. Những gì chúng tôi biết về loài này chủ yếu đến từ 8 mẫu vật cá voi Omura ở ngoài quần đảo Solomon và Keeling cùng với hai con cá voi mắc cạn ở Nhật Bản", Cerchio chia sẻ.

Cerchio và đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu thực địa những động vật có vú ở biển tại khu vực tây bắc ngoài khơi Madagascar từ năm 2007 và lần đầu tiên phát hiện cá voi Omura trong phạm vi quan sát năm 2011. Lúc đầu, họ cho rằng chúng thuộc loài cá voi Bryde. Năm 2013, sau khi thay đổi khu vực nghiên cứu và số lần bắt gặp những con cá voi này trở nên nhiều hơn, họ tin chắc chúng là cá voi Omura.

"Khi trông thấy rõ hàm răng bên phải màu trắng và hàm bên trái màu đen, chúng tôi biết mình đang gặp một con vật rất đặc biệt. Vấn đề duy nhất là cá voi Omura thường không sinh sống ở khu vực này của Ấn Độ Dương. Nơi cư trú của chúng là phía tây Thái Bình Dương, gần Thái Lan và Phillipines", Cerchio nói.

Trong hai năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã quan sát 44 nhóm cá voi Omura và thu thập mẫu da từ 18 con cá voi trưởng thành. Kiểm tra ADN xác nhận chúng đúng là cá voi Omura. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể đưa ra ước tính đầu tiên về số lượng của loài này trong thời gian tới.

Vnexpress, 31/10/2015
Đăng ngày 01/11/2015
Phương Hoa
Khoa học

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 16:26 09/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 16:26 09/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 16:26 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 16:26 09/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 16:26 09/10/2024
Some text some message..