Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ

Pteropod - loài ốc sên biển có kích thước chỉ bằng hạt đậu, bảo vệ cơ thể trong suốt và mỏng manh của mình trước những kẻ săn mồi bằng một hợp chất hóa học mạnh. Tuy nhiên, có một sinh vật khác - miễn dịch với chất độc từ sên biển - đang tận dụng chính vũ khí đặc trưng của loài ốc nhỏ bé này.

Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ
Một con amphipod đang mang đối tượng bị “bắt cóc”. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener - Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Ở vùng biển phía Nam, gần Nam Cực, amphipod - bộ các loài giáp xác chân khớp nhỏ không có mai, hình dáng giống như tôm - tìm kiếm những con ốc sên biển cơ cơ chế tự về hóa học. Khi tiếp xúc, amphipod "bắt cóc" sên biển và “đeo” chúng như ba lô sau lưng, giữ chặt đối tượng bằng hai cặp chân, vì vậy con ốc không thể thoát ra được.


Khi tiếp xúc, amphipod "bắt cóc" sên biển và “đeo” chúng như ba lô sau lưng. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener - Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Cá và các loài săn mồi khác khi tấn công amphipod sẽ phải nhận độc tố tiết ra của sên biển, nên về sau chúng sẽ bỏ qua những con amphipod có “đeo” ốc trên lưng, các nhà khoa học thông báo trong một nghiên cứu mới. Trong khi sự tương tác này rất hiệu quả với amphipod, nạn nhân chẳng được hưởng lợi gì từ nó. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy sên biển không thể tự kiếm ăn khi đã trở thành “ba lô”, nên những con ốc bị “bắt cóc” thường sẽ chết đói.

Nghiên cứu từ gần ba thập kỷ trước đây đã mô tả về hiện tượng amphipod “đeo ba lô” trong vùng nước ven biển gần Nam cực; ở thời điểm đó, chiến lược “bắt cóc” này xuất hiện để chống lại - khá hiệu quả - các loài cá sống dưới băng vốn săn mồi qua thị giác. Nhưng giới khoa học không xác định được mức độ phổ biến của hành vi này ở những hệ sinh thái phía Nam hoặc tương tác qua lại giữa các sinh vật biển, nghiên cứu mới cho biết.

Các nhà khoa học thu thập mẫu tại bốn địa điểm trong vùng biển không đóng băng từ Nam Cực đến biển Nam Dương, và nhận thấy đặc điểm của 2 loài amphipod: loài Hyperiella dilatata chỉ “bắt cóc” ốc Clione limacina antarctica, và loài Hyperiella antarctica chỉ “bắt cóc” ốc Spongiobranchaea australis.

Cả amphipods đực và cái đều có hành vi này, kích thước nạn nhân thay đổi từ một phần năm đến một nửa chiều dài cơ thể vật chủ. Và việc đeo bám này duy trì ngay cả khi con amphipod đã chết, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trong 342 mẫu amphipod thu thập được, chỉ có bốn cá thể “đeo ba lô”. Số ít mẫu vật khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng amphipod cố ý nhắm vào một loài sên biển, hay sẽ bắt bất kỳ loại ốc biển nào có độc tố để mang bên mình, nghiên cứu kết luận.


Loài Hyperiella dilatata mang một con ốc Clione limacina antarctica màu vàng sau lưng. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener -Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Sự tương tác giữa các sinh vật biển nhỏ như trường hợp này đặc biệt khó khăn để quan sát và nghiên cứu, vì cơ thể quá mỏng manh của chúng thường bị hệ thống lưới thu thập mẫu làm hỏng, Charlotte Havermans - chủ trì nghiên cứu - nhà sinh vật học thuộc Cục Môi trường tự nhiên tại Viện Khoa học hoàng gia Bỉ cho biết. Nhưng các tiến bộ công nghệ mới của máy chụp ảnh kỹ thuật số có thể sớm quan sát được "ngay cả những dạng sống nhỏ nhất trong môi trường nước", Havermans nói.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 21/09/2018
Livescience
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 06:37 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 06:37 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 06:37 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 06:37 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:37 26/12/2024
Some text some message..