Loài ốc bé nhỏ hạ gục kẻ thù bằng “mũi tên uất hận”

Xưa nay người ta chỉ rỉ tai nhau về sự “độc địa” của loài rắn, có lẽ ít ai ngờ rằng những con ốc vốn là loài nhuyễn thể trông rất vô hại nhưng không biết rằng trong số đó có một loài ốc mang tên Cone Snail có khả năng dẫn lối con mồi mà chúng nhắm đến vào giấc ngủ ngàn thu.

Ốc Cone Snail
Chất độc phóng ra từ “mũi tên uất hận” của chúng có thể triệt hạ con mồi tức khắc

Lai lịch thật sự của ốc Cone Snail

Cone Snail (tên khoa học là Conus geographus), chúng là một loài ốc sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp và nổi bật với nhiều hoa văn trên lớp vỏ cứng. Vì có hình dáng gợi liên tưởng đến những chiếc nón, cái cối nên chúng cũng được gọi là ốc nón hay ốc cối.

Đây là một loài nhuyễn thể chân bụng có sở thích sống ẩn náu trong các rạn san hô, đá và đáy biển cát từ vùng bãi triều đến vùng dưới triều ở đông nam Trung Quốc và các rạn san hô tại Thái Bình Dương. Đến nay, có hơn 1.000 loài ốc Cone Snail được phát hiện trên thế giới và phần nhiều chúng đều mang độc tố.

Ốc Cone Snail không có kích thước quá to, chỉ khoảng 10 - 15cm; tuy nhiên, một con ốc phát triển mạnh có thể dài tới 23cm.

Người ta thường so sánh ốc Cone Snail với những bậc thầy về độc dược bởi chúng cất giấu một lượng độc tính cực kỳ cao và sẵn sàng “phóng” nó ra bất cứ khi nào chúng cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa. Được biết, nọc độc của chúng được cấu tạo từ một hỗn hợp gọi là peptide conus. Điều khác biệt cần lưu ý là mỗi loài ốc Cone Snail sẽ có một kiểu cấu tạo nọc độc riêng.

Cách thức săn mồi “nhẹ nhàng nhưng đau đớn”

Là loài ốc săn mồi và ăn thịt, thức ăn ưa thích của ốc Cone Snail thường là giun biển, cá, động vật thân mềm và kể cả các loài ốc hình nón khác. Dù không được “trời phú” khả năng di chuyển nhanh nhạy; song, với những mũi tên đầy chất độ thì chúng vẫn trở thành kẻ săn mồi đáng gờm.

ỐcỐc Cone Snail sở hữu ngoại hình độc đáo với nhiều họa tiết trên vỏ

Cách thức săn mồi của chúng được thực hiện rất tinh vi, cụ thể là chúng sẽ nằm dưới cát ở đáy nước và chỉ để lộ miệng hình ống dài và các xúc tu trên cát. 

Đến khi phát hiện con mồi, ốc Cone Snail sẽ sử dụng lực co cơ mạnh để bắn những chiếc lưỡi có răng (lưỡi câu) trong cổ họng được làm bằng kitin cứng nối với tuyến nọc độc từ miệng theo tốc độ nhanh như chớp nhằm phóng chất độc vào con mồi. Rất nhanh sau đó, nọc độc này sẽ khiến con mồi bị tê liệt và chết ngay lập tức.

Sự nguy hiểm được che lấp sau ngoại hình sặc sỡ

Trên thực tế, ốc Cone Snail sẽ không trực tiếp tấn công con người nếu chúng ta không vô tình đạp hay có bất kỳ tác động vật lý nào lên chúng. 

Nếu có, chúng sẽ tự vệ bằng cách phóng ra những mũi tên có chứa chất kịch độc. Mũi tên này độc đến mức nạn nhân gần như rơi vào trạng thái tê liệt, tím tái, mắt mờ ngay tức khắc và chỉ vài giờ đồng hồ sau đó sẽ tử vong.

Có thể thấy, đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy của ốc Cone Snail là những độc thủ đích thực với hơn 200 hoạt chất dược lý được chứa trong cơ thể của chúng và chỉ với một giọt nọc độc đó là đã có thể gây ra tình trạng tử vong cho 20 người trưởng thành. Tính đến nay, có ít nhất 100 trường hợp được ghi nhận là tử vong do nọc độc của ốc Cone Snail gây ra; theo nhiều người thì con số trên thực tế có thể lớn hơn rất nhiều.

Trong tự nhiên, không một loài động vật có xương sống nào trên thế giới sở hữu dạng nọc độc giống ốc Cone Snail. Do đó, nhiều nghiên cứu xoay quanh “mũi tên uất hận”  của loài ốc độc thủ này đang được tích cực tiến hành. Theo đó, người ta cho rằng nọc độc của chúng cực kỳ mạnh và phức tạp, đây cũng có thể là một trong những loại độc tố mạnh nhất thế giới.

Đăng ngày 20/08/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
• 09:00 26/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:00 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:00 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:00 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 11:00 14/11/2024
Some text some message..