Loại và lượng thức ăn cho ấu trùng cá bớp

Nghiên cứu so sánh hiệu quả của Copepoda và Artemia trong ương nuôi ấu trùng cá bớp.

Giống cá bớp.
Giống cá bớp.

Cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế và được nhiều người ưa chuộng. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu protein, ít cholesteron và đặc biệt cung cấp Omega 3, iot, canxi rất tốt cho sức khỏe. Cá bớp được ví như “vua” trong cá loại hải sản ở nước ta và được xem là đối tượng có thị trường tiêu thụ rộng lớn. 

Việc phát triển mở rộng diện tích nuôi cá bớp đòi hỏi một số lượng lớn cá giống. Tuy nhiên, lượng cá khai thác trong tự nhiên ngày càng ít dần đi (Nguyen, 2016). Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, người ta đã tiến hành nuôi thương phẩm loài cá này với quy mô lớn. Giống là một khâu rất quan trọng trong chuỗi sản xuất, có ý nghĩa rất lớn quyết định sự thành công của vụ nuôi. Trước đây, giống cá bớp chủ yếu là khai thác ngoài tự nhiên, do đó có số lượng ít, kích thước cá không đồng đều, thường bị xây xát do đánh bắt dẫn đến chất lượng giống không đảm bảo cũng như việc thả giống không chủ động (Dang, 2017). Do đó, việc nghiên cứu sản xuất giống cá bớp nhân tạo trên thế giới (Nancy & ctv., 2001) nói chung và ở Việt Nam nói riêng được quan tâm từ rất sớm. Ở Việt Nam hiện có một số cơ sở đang sản xuất ấu trùng cá bớp, tuy nhiên tỷ lệ sống của cá còn thấp (khoảng 3 - 5%) vì chưa có quy trình và chế độ cho ăn thích hợp (Nguyen, 2016). Chính vì vậy, việc thử nghiệm các khẩu phần thức ăn sống khác nhau trong quy trình ương nuôi để tìm ra khẩu phần và chế độ cho ăn tối ưu là rất cần thiết để góp phần nâng cao tỉ lệ sống, giảm chi phí sản xuất cũng như tăng tính ổn định, đáp ứng nhu cầu về con giống.

Phương pháp thí nghiệm

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn và 3 mật độ thức ăn khác nhau đến việc ương ấu trùng cá bớp trong hệ thống bể composite tại Trung tâm Giống hải sản cấp I Ninh Thuận giai đoạn từ 6 - 25 ngày tuổi. 

Thí nghiệm xác định sự ảnh hưởng của 2 nhân tố loại và lượng thức ăn được thực hiện với 9 nghiệm thức là tổ hợp của 3 loại thức ăn (100% Copepoda, 100% Artemia và 50% Copepoda + 50% Artemia) và 3 mật độ thức ăn khác nhau (5 - 10 con/mL, 10 - 15 con/mL và 15 - 20 con/mL).

Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 5 lần lặp lại tại cùng thời điểm, tổng cộng có 45 lô thí nghiệm. Thể tích mỗi bể là 100 L. Cá bớp trong các nghiệm thức thí nghiệm được thả với mật độ 5 con/L.

Kết quả

Kết quả sau đợt ương cho thấy các chỉ tiêu về môi trường trong các nghiệm thức đều được giữ ổn định trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cá bớp. 

Các loại và lượng thức ăn khác nhau cho sự tăng trưởng khác nhau về trọng lượng, loại thức ăn có thành phần 100% Artemia và mật độ thức ăn 15 - 20 con/mL cho mức tăng trưởng cao nhất về trọng lượng và loại thức ăn 100% Copepoda và lượng thức ăn 5 - 10 con/mL cho mức tăng trưởng về trọng lượng thấp nhất. Tuy nhiên, khi thay đổi đồng thời loại và lượng thức ăn sống thì không có sự khác biệt về tăng trưởng về trọng lượng. 

Loại và lượng thức ăn sống có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng cá bớp giai đoạn 6 - 25 ngày tuổi. Tỉ lệ sống của ấu trùng cá bớp cao nhất ở mật độ 15 - 20 con/mL và thấp nhất ở mật độ thức ăn 5 - 10 con/mL. 

Ấu trùng cá bớp ăn các loại thức ăn khác nhau có tỉ lệ sống khác nhau. Loại thức ăn 100% Copepoda cho tỉ lệ sống cao nhất và 100% Artemia cho tỉ lệ sống thấp nhất. Tuy nhiên, khi thay đổi đồng thời loại và lượng thức ăn sống thì không có sự khác biệt về tỉ lệ sống của chúng. 

Do vậy, mật độ thức ăn 15 - 20 con/mL là tốt nhất và mật độ thức ăn 5 - 10 con/mL là kém nhất cho sự phát triển của ấu trùng cá bớp. Trong các loại thức ăn, loại thức ăn có thành phần 100% Artemia cho kết quả cao nhất và loại thức ăn có thành phần 100% Copepoda cho kết quả kém nhất về sự phát triển của ấu trùng cá bớp giai đoạn 6 - 25 ngày tuổi. Tuy nhiên, cần tính toán chi phí và cách thức cho ăn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng cá để đạt hiệu quả cao nhất.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển.

Đăng ngày 07/01/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:06 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:06 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:06 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:06 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:06 20/04/2024