Loài vật bí ẩn “nhịn sex” 80 triệu năm

Loài sinh vật bé nhỏ, toàn con cái có tên gọi bdelloid rotifer đã sinh tồn suốt 80 triệu năm qua trên Trái đất mà không cần làm “chuyện ấy”. Một nghiên cứu mới phát hiện, việc ngốn ngấu ADN ngoại lai từ các dạng sống giản đơn khác có thể là một bí quyết sinh tồn của loài vật sinh sản vô tính này.

Bdelloid rotifer đã tạo thành các "Tây Lương nữ quốc" kỳ lạ trong thế giới loài vật. Ảnh: Live Science
Bdelloid rotifer đã tạo thành các "Tây Lương nữ quốc" kỳ lạ trong thế giới loài vật. Ảnh: Live Science

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Anh nhận thấy, tới 10% các gen hoạt động trong cơ thể loài Bdelloid rotifer tí hon có nguồn gốc từ vi khuẩn và những sinh vật khác như nấm và tảo.

Phát hiện trên “làm tăng thêm những điểm lạ thường về một loài sinh vật vốn đã kỳ dị”, Alan Tunnacliffe, giáo sư Đại học Cambridge và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.

Trang Daily Mail dẫn lời giáo sư Tunnacliffe nói thêm rằng: “Chúng tôi không biết việc chính xác quá trình chuyển giao gen diễn ra như thế nào, nhưng gần như chắc chắn là nó bao gồm việc ăn ADN trong các mảnh hữu cơ vốn đầy rẫy trong môi trường sống của chúng. Bdelloid rotifer là loài ăn mọi thứ nhỏ hơn đầu của chúng”.

Nhiều sinh vật sinh sản vô tính được cho là có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu sự đa dạng về gen và sự hình thành các biến dị (quá trình thường đi kèm với việc sinh sản từ ADN của 1 bố/mẹ). Tuy nhiên, loài Bdelloid rotifer đã tìm được cách tránh được những bất lợi đó của đời sống sinh sản vô tính, đa dạng hóa thành ít nhất 400 phân loài.

Một trong những phẩm chất đặc biệt hơn của loài sinh vật kỳ lạ này là khả năng chống chịu được tình trạng mất nước cực điểm. Các nhà khoa học nhận định, bdelloid rotifer hình thành khả năng này một phần là nhờ ADN thu thập được từ bên ngoài.

Nghiên cứu mới phát hiện, một số gen ngoại lai được kích hoạt khi Bdelloid rotifer bắt đầu tự khô héo dần trong môi trường sống. Các gen này cũng có thể chịu trách nhiệm về những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, được cho là có tác dụng bảo vệ Bdelloid rotifer khỏi những tác dụng phụ của quá trình mất nước dần dần.

“Chúng tôi vẫn chưa nhận diện được các chất chống oxy hóa trên nhưng cho rằng, một vài trong số chúng có thể bắt nguồn từ những gen ngoại”, ông Tunnacliffe nhấn mạnh.

Sự kỳ lạ của Bdelloid rotifer cũng có thể do các cơ chế tự sửa chữa ADN hiệu quả của chúng, theo một nghiên cứu đăng tải chi tiết trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học quốc gia Mỹ. 

Vietnamnet
Đăng ngày 20/11/2012
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:05 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:05 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:05 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:05 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:05 19/04/2024