Lợi ích bất ngờ khi bổ sung bột huyết tương vào thức ăn tôm thẻ

Bột huyết tương (Spray-dried plasma) là một loại protein chất lượng cao có nguồn gốc từ máu.

Tôm thẻ chân trắng
Khi bổ sung bột huyết tương vào thức ăn tôm thẻ sẽ giúp tôm dễ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tỷ lệ tăng trưởng cao. Ảnh DC

Huyết tương (plasma) thu được từ quá trình ly tâm máu. Sau khi ly tâm, máu sẽ phân tách thành 2 phần riêng biệt, là huyết tương và các tế bào máu. Sau đó, huyết tương sẽ được đem đi sấy phun để tạo thành bột huyết tương (Spray-dried plasma). Sấy phun là phương pháp sản xuất bột khô từ chất lỏng hoặc bùn bằng cách làm khô nhanh bằng khí nóng. Đây là phương pháp sấy ưa thích của nhiều vật liệu nhạy cảm với nhiệt như thực phẩm và dược phẩm.

Trong những năm gần đây, chúng được sử dụng rộng rãi trong thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh các yếu tố về dinh dưỡng, bột huyết tương còn được biết đến với nhiều tác động tích cực đối với hệ thống miễn dịch, cải thiện đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở các loài gia súc. 

Nhưng những ứng dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản là rất ít, nguyên nhân là do giá thành quá cao so với các loại nguyên liệu cung cấp protein khác. Với những tác động tích cực mà bột huyết tương đã đem lại cho ngành chăn nuôi, nhóm nghiêm cứu của Eric De Muylder đã quyết định ứng dụng bột huyết tương vào khẩu phần ăn của tôm thẻ trân trắng nhằm tăng cường sức kháng cũng như nâng cao tốc độ tăng trưởng của tôm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực ngoài mong đợi.

Trong nghiên cứu này, để đánh giá tác động của nhiệt có ảnh hưởng đến chức năng của các kháng thể có trong bột huyết tương hay không. Nhóm tác giả đã kiểm tra bằng cách thêm bột trực tiếp vào hỗn hợp nguyên liệu và trải qua quá trình xử lý nhiệt trong quá trình tạo viên (90-95°C) hoặc hạ nhiệt độ (20°C) để áo bột lên thức ăn viên.

bột huyết tương
Bột huyết tương (Spray-dried plasma) một loại nguyên liệu rất giàu protein và kháng thể (immunoglobulins). Ảnh minh họa.

Các thành phần chính trong công thức thức ăn ở các nghiệm thức bao gồm: Bột cá, bột mì, bột đậu nành, nấm men và bột huyết tương. Bột huyết tương được sử dụng có tên là Plasma 70P chứa 70% protein, một sản phẩm của công ty Sonac đến từ Hà Lan. 

Nghiên cứu gồm có 5 nghiệm thức và được tiến hành trong 6 tuần. Mỗi nghiệm thức sẽ được lặp lại 4 lần, và sử dụng loại rỗ nhựa 60L cho mỗi nghiệm thức, tức sử dụng 20 rỗ nhựa cho toàn bộ nghiên cứu. Mỗi rỗ gồm 25 con tôm thẻ ở kích cỡ 1,7g. Toàn bộ số rỗ này sẽ được đặt trong một bể lớn và sử dụng công nghệ biofloc để duy trì chất lượng nước ổn định. Điều này sẽ giúp cho tôm ở các nghiệm thức được nuôi trong điều kiện môi trường nước như nhau, giúp cho việc đánh giá trở nên chính xác hơn. 

Ở nghiệm thức đối chứng, bột cá được sử dụng là thành phần chính cho công thức thức ăn. Nghiệm thức thứ hai, sử dụng 2% bột huyết tương  (Plasma 70P) thay thế 2% bột cá trong công thức thức ăn. Nghiệm thức thứ ba, trong 3 tuần đầu, sử dụng công thức thức ăn tương tự với nghiệm thức thức hai, và sử dụng công thức thức ăn tương tự nghiệm thức đối chứng cho 3 tuần tiếp theo.

Ở nghiệm thức thứ tư, cũng sẽ sử dụng 2% bột huyết tương thay thế 2% bột cá trong suốt 6 tuần, nhưng cách làm thức ăn viên có chút khác biệt, là bột huyết tương sẽ được áo lên viên thức ăn bằng cách pha bột với nước theo tỷ lệ 50:50, thay vì trộn chung với các nguyên liệu khác rồi ép thành viên như ở các nghiệm thức trước. Nghiệm thức thứ năm, sẽ cho ăn giống với nghiệm thức thứ tư trong 3 tuần đầu tiên, rồi 3 tuần tiếp theo sẽ cho ăn theo nghiệm thức đối chứng.

Tôm được cho ăn 4 lần trong ngày, với số lượng cho ăn của mỗi lần là 0,25g. Để đánh giá hiệu quả tiêu hóa thức ăn, phân tôm được thu thập 2 lần/ngày. Một lần là vào buổi sáng sau khi cho ăn và lần còn lại là vào buổi trưa sau khi cho ăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm tăng trưởng tốt ở tất cả các nghiệm thức bổ sung bột huyết tương trong thức ăn. Thức ăn có bột huyết tương giúp tôm tiêu hóa và thấp thụ thức ăn tốt hơn, vì lượng phân thu được ít hơn. 

Ở nghiệm thức tôm được cho ăn với phương pháp áo huyết tương lên viên thức ăn, cho thấy không có tác động đáng kể nào về tỷ lệ sống so với nghiệm thức ăn đối chứng. Nhưng Ở các nghiệm thức sử phương pháp trộn huyết tương với các nguyên liệu khác rồi ép viên, cho thấy tỷ lệ sống của tôm có sự cải thiện rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng. Ngoài ra, việc đưa huyết tương vào chế độ ăn trong 3 hoặc 6 tuần đã làm tăng độ dày của thành ruột, qua đó góp phần tăng sức đề kháng cho tôm. 

Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả hy vọng có thể đưa đến cho người nuôi một giải pháp mới giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm thay vì làm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm công nghiệp.

Nguồn: Spray-dried plasma protein in shrimp diets By Eric De Muylder, Lourens Heres and Carine van Vuure. Aquaculture Asia Pacific, Volume 15, Number 1 January/February 2019 MCI (P) 008/10/2018 ISBN 1793 -056.

Đăng ngày 24/01/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 07:53 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 07:53 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:53 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 07:53 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 07:53 09/11/2024
Some text some message..