Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
Nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc, giải pháp tuần hoàn, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất vụ nuôi. Ảnh: NT

Tại Việt Nam, nông nghiệp tuần hoàn đang trở thành một xu hướng ngày càng được chú ý, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn. Xin giới thiệu một số lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản:

Tái sử dụng chất thải thủy sản

Trong một vụ nuôi, thức ăn chiếm khoảng 60% tổng chi phí, và lượng chất thải từ thức ăn dư thừa, xác tảo tàn, phân của thủy sản nuôi, … có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc chuyển hóa thành biogas để sản xuất năng lượng tái tạo.  Nước thải giàu chất dinh dưỡng từ các ao nuôi thủy sản có thể được xử lý và sử dụng để tưới tiêu cho các loại cây trồng trong hệ thống canh tác phối hợp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học.

Kết hợp giữa nuôi thủy sản và trồng rau trong cùng một môi trường tuần hoàn khép kín. Trong mô hình này, chất thải từ thủy sản nuôi được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, trong khi nước được lọc sạch nhờ quá trình hấp thụ của cây, sau đó tái sử dụng. Đây là một ví dụ điển hình của nông nghiệp tuần hoàn, giúp tiết kiệm nước và tạo ra hai loại sản phẩm cùng lúc. Qua đó, giảm thiểu việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học; tối ưu hóa sử dụng nước, đặc biệt trong các vùng khan hiếm nước; giảm lượng chất thải và ô nhiễm nước so với các mô hình nuôi thủy sản truyền thống.

Sử dụng phụ phẩm thủy sản

Các phụ phẩm như đầu, xương cá, vỏ tôm, cua có thể được xử lý và chế biến, tận dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị trong các ngành công nghiệp khác nhau như nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón hữu cơ), y tế, và thực phẩm..  giúp giảm thiểu chất thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trong chuỗi sản xuất. 

Vỏ tômPhụ phẩm tôm giúp giảm thiểu chất thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trong chuỗi sản xuất

Hiện nay, vỏ tôm có thể  sản xuất chitin và chitosan, trong đó Chitin là một polysaccharide tự nhiên, được dùng làm màng sinh học, chất tạo màng bảo vệ thực phẩm, chất tăng cường dinh dưỡng bổ sung các axit amin và khoáng chất; Chitosan là sản phẩm từ quá trình khử acetyl của chitin, có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, và có tính chất làm chất kết dính, tạo màng, được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm xử lý nước thải, và y học.

Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, kháng sinh

Ứng dụng các phương pháp sinh học, như sử dụng probiotic hoặc vi sinh vật có lợi để tăng cường sức đề kháng cho cá, thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi, giúp giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng nước, ngăn ngừa dịch bệnh và giảm nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý ao nuôi. Các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ Biofloc đang được áp dụng đã góp phần nâng cao năng suất, tăng số vụ nuôi và đem lại hiệu quả bền vững.

Lợi ích kinh tế và xã hội, phát triển bền vững cho cộng đồng

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn giúp tối ưu hóa sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao và chất lượng hơn, qua đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu thuận lợi so với cách sản xuất truyền thống. từ đó, thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới, cải tiến quy trình kỹ thuật  tăng năng suất và thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản. Áp dụng nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng cường thu nhập mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng ven biển và nông thôn. Hơn nữa, xu hướng này sẽ khuyến khích, mở ra nhiều cơ hội cho hợp tác nghiên cứu và phát triển, giúp xây dựng một ngành nuôi trồng thủy sản xanh, sạch và bền vững.

Đăng ngày 06/10/2024
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 05:43 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:43 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 05:43 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:43 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 05:43 06/11/2024
Some text some message..