Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

Tôm postlarvae (PL) được nuôi trong hệ thống biofloc (BFT) hoặc chuyển sang hệ thống BFT cho thấy hiệu quả kiểm soát mầm bệnh đốm trắng và tăng hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với nuôi trong hệ thống nước trong tuần hoàn.

tôm post thẻ
nuôi trong hệ thống biofloc (BFT) hoặc chuyển sang hệ thống BFT cho thấy nhiều hiệu quả tích cực với PL. Ảnh: The Fish Site

Kiểm soát đốm trắng khi chuyển từ hệ thống trong ương postlarvae?

Sự bùng phát của dịch bệnh đang là một trong những trở ngại đối với sự phát triển của ngành tôm đặc biệt là virus hội chứng đốm trắng (WSSV), bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Virus đốm trắng WSSV có độc lực rất mạnh và gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết của tôm nhiễm bệnh có thể lên đến 100% trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

Đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xác định đặc điểm của vi rút gây hội chứng đốm trắng liên quan đến việc thiết lập các tương tác chính giữa vật chủ và mầm bệnh. Tuy nhiên, các liệu pháp trị bệnh do vi rút gây ra trên tôm vẫn chưa có.

Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh không nên chỉ tập trung vào việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học mà cần có một cách tiếp cận toàn diện. Đó là kiểm soát chất lượng nước và hậu ấu trùng, cung cấp thực phẩm để tăng hệ thống miễn dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm xác suất các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi. Tuy nhiên có rất ít thông tin về hiệu suất tăng trưởng và khả năng kháng đốm trắng WSSV khi tôm thẻ chân trắng được chuyển từ hệ thống nuôi này sang hệ thống nuôi khác trong giai đoạn ương nuôi.

tôm post
Nuôi tôm trong hệ thống biofloc hoặc chuyển tôm post từ hệ thống nước trong sang hệ thống biofloc sẽ cải thiện sự phát triển của tôm. Ảnh của Darryl Jory.

Nghiên cứu về sự chuyển đổi giữa các hệ thống nuôi khác nhau

Flávia Abreu Everton và cộng sự 2021, đã đánh giá ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng để kháng với bệnh đốm trắng WSSV ở tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei trong giai đoạn ương.

Nghiên cứu đã đánh giá hai hệ thống: Biofloc (BFT) và hệ thống nước trong tuần hoàn (CWR) theo ba bước:

B1) Tôm hậu ấu trùng (PL10) được giữ trong 10 ngày ở mỗi hệ thống;

B2) Bốn phương pháp chuyển đổi tôm post sang các hệ thống nuôi khác nhau (BFT-BFT, BFT-CWR, CWT-BFT và CWR-CWR) với việc phân bổ số PL20 đã được thực hiện bước đầu tiên; 

B3) Thử thách virus WSSV (8 ngày).

Sinh khối thu được khác nhau giữa các nghiệm thức trong hai bước đầu tiên của thí nghiệm. Trong bước đầu tiên, khi nuôi PL10 sau 10 ngày thì sinh khối trung bình đạt được là 0,09 kg/m3 trong hệ thống biofloc và 0,029 kg/m3 trong hệ thống CWR.

Ở bước thứ hai là chuyển đổi PL20 sang hệ thống nuôi khác nhau: sinh khối thu được trung bình dao động từ 0,268 - 0,334 kg/m3 giữa các nghiệm thức. Trọng lượng trung bình có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức trong cả hai bước của thí nghiệm.

Khi chuyển tôm hậu ấu trùng (postlarvae) sang các hệ thống nuôi khác nhau, trọng lượng trung bình cuối cùng dao động từ 0,936 - 1,872 g, với giá trị thấp nhất được ghi nhận trong nghiệm thức CWR-CWR (chuyển từ hệ thống nước trong tuần hoàn sang hệ thống nước trong tuần hoàn) và cao nhất trong nghiệm thức CWR-BFT (nước trong tuần hoàn sang hệ thống biofloc).

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Hệ thống biofloc BFT đã ghi nhận kết quả tốt nhất về hiệu suất tăng trưởng trong bước đầu tiên. Kết quả tốt nhất trong bước thứ hai được ghi nhận ở nhóm tôm được nuôi trong hệ thống BFT hoặc nuôi trong hệ thống nước trong tuần hoàn chuyển sang nuôi ở hệ thống BFT.

Trong bước 3: Kết quả cho thấy dù được nuôi ở hệ thống nào thì tỷ lệ tử vong cao hơn trong các nghiệm thức liên quan đến việc chuyển tôm giữa các hệ thống khi chịu tải lượng vi rút là 4,3 × 107 bản sao WSSV/µl DNA.

Kết quả chỉ ra rằng hệ thống biofloc BFT đạt được tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với hệ thống nước trong tuần hoàn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu ương nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: Everton, F. A., Souza, K. B. S., Almeida Costa, G. K., Silva, S. P. A., Santos, F. L., Brito, L. O., & Silva, S. M. B. C. (2021). Effect of the transference of animals to different culture systems on growth performance and response to infection by white spot syndrome virus in the marine shrimp Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) in the nursery phase. Aquaculture Research. doi:10.1111/are.15515

Đăng ngày 27/09/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 14:36 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 14:36 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 14:36 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 14:36 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 14:36 02/02/2025
Some text some message..