Lợi ích từ thủy điện Mê Kông không bù đắp được thiệt hại thủy sản

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng các luận cứ dự án đã bỏ qua hoặc đánh giá thấp tổn thất về kinh tế từ các tác động môi trường và xã hội như ảnh hưởng đối với nguồn lợi thủy sản và phù sa, trong khi đó phóng đại quá mức lợi ích kinh tế từ thủy điện.

thiệt hại thủy sản khi xây dựng đập thủy điện
Bảng 1: Kịch bản 11 đập trên dòng chính và 30 đập trên dòng nhánh sông Mê Kông. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Mae Fah Luang (Chiang Rai, Thái Lan), nghiên cứu hướng tới đánh giá khía cạnh kinh tế của các dự án thuỷ điện ở hạ lưu sông Mê Kông (gọi tắt là NREM).

thiệt hại thủy sản khi xây dựng thủy điện ở lào

Bằng cách thay đổi và cập nhật một số giả thuyết và giá trị kinh tế, báo cáo NREM kết luận, tác động kinh tế tổng thể của các dự án thủy điện sông Mê Kông có thể là giá trị âm.

Vị trí các dự án thủy điện đã xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng trên Hạ lưu sông Mê Kông (màu xanh đen là các đập đang hoạt động, màu xanh lá cây là các đập đang xây dựng, và màu vàng là các đập được lên kế hoạch xây dựng). (Nguồn: MRC)

Báo cáo NREM sử dụng kịch bản xây dựng 11 con đập trên dòng chính và 30 con đập trên các sông nhánh Hạ lưu sông Mê Kông với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ USD (Bảng 1), so sánh với Báo cáo đánh giá các kịch bản Phát triển lưu vực Sông Mê Kông trong chương trình Phát triển lưu vực sông Mê Kông giai đoạn 2 của Ủy ban sông Mê Kông (gọi tắt là BDP2). Kết quả, BDP2 ước tính lợi ích kinh tế ròng của kịch bản trên là khoảng 33,4 tỷ USD, trong khi nghiên cứu NREM cho rằng tác động kinh tế tổng thể sẽ xấp xỉ âm 7,3 tỷ USD.

Hai con số có sự chênh lệch lớn chủ yếu là do BDP2 sử dụng dữliệu vốn đầu tư thấp, giá điện cao và mô hình kinh doanh điện khác nhau.Mặt khác, NREM giả định giá trị cá là 3,5 USD/kg (vẫn thấp hơn so với ước tính mới đây của MRC là 4,8 USD/kg), trong khi giả định của BDP2 chỉ là 0,8 USD/kg. Đồng thời, BDP2 không tính đến chi phí giảm thiểu các tác động văn hóa – xã hội, trong khi NREM giả định chi phí này ở mức 5% chi phí đầu tư.

BDP2 cũng không hề tính đến những tổn thất kinh tế liên quan đến việc giảm lượng phù sa màu mỡ từ con sông. Ngược lại, NREM đã tính đến những tổn thất này dựa trên dự báo của Nghiên cứu Châu thổ Mê Kông năm 2015, theo đó, suy giảm trầm tích có thể làm giảm sản lượng gạo dài hạn tại Việt Nam vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, tương đương với thiệt hại kinh tế khoảng 8 tỷ USD.

Tác hại của xây dựng thủy điện lào

Bảng 2: Các tính toán kinh tế khác biệt giữa BDP2 và NREM. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Về mặt phân bổ lợi ích theo quốc gia, BDP2 kết luận rằng kế hoạch xây đập sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước Hạ lưu sông Mê Kông, trong đó Lào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, báo cáo NREM cho rằng lợi ích mà Lào và Thái Lan nhận được thấp hơn nhiều so với ước tính của BDP2, trong khi Campuchia và Việt Nam sẽ phải gánh chịu tác động kinh tế theo hướng bất lợi (Bảng 3).

thiệt hại thủy sản khi xây dựng thủy điện ở lào

Bảng 3: Phân bổ Chi phí và lợi nhuận theo quốc gia. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Từ các kết quả phân tích, báo cáo NREM khuyến nghị trì hoãn lại việc xây dựng các đập khác trên dòng chính cho đến khi dự án đầu tiên là Xayaburi hoàn thành và chứng minh được hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động, bao gồm cầu thang cá và cống xả trầm tích.

Đồng thời, nhóm tác giả yêu cầu các dự án thủy điện cần tính toán đầy đủ chi phí dành cho các biện pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường và xã hội trong tổng vốn đầu tư cam kết, đánh giá lại các tác động kinh tế ròng và lợi nhuận dự báo dành cho Lào.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng cho rằng cần xây dựng một chiến lược năng lượng cho toàn Hạ lưu sông Mê Kông, có tính đến khả năng giảm thu nhập từ thủy điện, cập nhật dự báo nhu cầu điện và những phát triển công nghệ trong năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất năng lượng.

Nghiên cứu này là bản cập nhật của một nghiên cứu trước đây về tác động kinh tế và xã hội của thủy điện trên Hạ lưu vực Mê Kông xuất bản năm 2015. Đồng thời, đây cũng là phiên bản có hiệu chỉnh của nghiên cứu ‘Planning Approaches for Water Resources Development in the Lower Mekong Basin’ (Costanza et.al) (Tạm dịch: Cách tiếp cận quy hoạch phát triển tài nguyên nước trên Hạ lưu vực Mê Kông) – mà trước đây Đại học Mae Fah Luang đồng thực hiện cùng Đại học Portland (Hoa Kỳ), công bố năm 2011.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 22/06/2017
Đan Khuê
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:15 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:15 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:15 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:15 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:15 08/11/2024
Some text some message..