Việc ngụy trang chính là cách chúng phòng thủ của những loài sinh vật biển khác. Những sinh vật này được coi là bậc thầy về ngụy trang, có khả năng chuyển đổi màu sắc và hình dạng bất cứ khi nào gặp nguy hiểm đang rình rập bên cạnh.
Nhiếp ảnh gia người Anh Ed Brown đã chụp được những hình ảnh này vào tháng trước tại eo biển Lembeh ở Indonesia, một nơi nổi tiếng và thích hợp cho việc lặn biển.
Khó có thể nhận ra những chú cua nhỏ trong rặng hoa huệ biển có hình dáng giống tôm hùm này.
Chú mực có màu sắc y hệt loại cát dưới biển này
Một số loài vật ngụy trang để ẩn mình khỏi những kẻ săn mồi. Trong ảnh là loài cua Halimeda, cải trang giống tảo bằng cách kéo những miếng tảo lên cơ thể mình.
Cua san hô mềm ẩn mình dưới màu sắc rực rỡ
Cua san hô mềm ẩn mình dưới màu sắc rực rỡ
Loài tôm Xenia hòa trộn vào san hô.
Bạch tuộc là một sinh vật có thể khiến con mồi của mình nhầm lẫn khi có thể thay đổi màu sắc và ngụy trang tài tình. Trong số các thủ đoạn, loài này có thể thay đổi màu sắc để làm cho chúng trông giống như những con rắn biển độc. Hình ảnh này cho thấy một con bạch tuộc đã biến mất vào lớp cát ở đáy biển.
Brown chụp được một chú tôm ẩn mình trong san hô
Cá chìa vôi ma (còn gọi là cá chìa vôi giả) biến đổi màu sắc khi gặp nguy hiểm
Khi khác, chúng lại giống như một miếng cỏ biển đang trôi dạt
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, sẽ khó có thể nhận ra các sinh vật này ẩn giữa các tảng đá, san hô hay rong biển. Chúng gần như trở nên tàng hình, mất hút ngay trước mắt của các con vật khác.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, sẽ khó có thể nhận ra các sinh vật này ẩn giữa các tảng đá, san hô hay rong biển. Chúng gần như trở nên tàng hình, mất hút ngay trước mắt của các con vật khác.