Lối thoát cho nghịch lý thức ăn chăn nuôi

Là một nước nông nghiệp, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Nghịch lý này tồn tại đã nhiều năm, khiến cho giá thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục biến động, gây thiệt hại cho người nông dân.

thức ăn chăn nuôi
Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu tới 8 triệu tấn nguyên liệu cho ngành chế biến TĂCN.

Nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu

Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, giá TĂCN trong nước đã tăng 2,3%. Nguyên nhân là do nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu TĂCN. Các loại nguyên liệu giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá và các khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu tới 90%.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, Việt Nam là quốc gia “đất chật, người đông”. Do vậy, việc bố trí cây trồng phải phù hợp với từng giai đoạn. Trước năm 2000, việc trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu là vấn đề quan trọng nhưng đến một mức nào đó thì chúng ta phải chuyển dần sang các cây trồng khác, tạo nguồn cung nguyên liệu cho ngành chế biến TĂCN như ngô, đậu tương, cỏ cho bò sữa, bò thịt...

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng là hệ quả tất yếu của việc thiếu tầm nhìn trong quy hoach. Việt Nam đã không chủ động được nguồn nguyên liệu TĂCN, không quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu và không đầu tư giống, kỹ thuật cho các loại cây trồng này.

Và việc này đã trực tiếp ảnh hưởng tới người nông dân. Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, gia đình anh đang phải giảm quy mô đàn lợn là do giá lợn xuất chuồng ở mức thấp trong khi giá TĂCN lại tăng liên tục. “Thời gian gần đây, khi giá lợn xuất chuồng tăng thêm được 4.000 - 5.000 đồng/kg, thì giá TĂCN cũng tăng theo. Mỗi bao cám 20 kg có giá tới 285.000 đồng, tăng 4.000 - 5.000 đồng/bao so với tháng trước”, anh Lâm cho biết.

Bên cạnh đó, hiện các hộ chăn nuôi trong nước còn phải chịu 5% thuế VAT khi mua TĂCN, làm đội giá sản phẩm thêm khoảng 1.500 đồng/kg. “Trong khi đó, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài như CP, Japfa... được đầu tư khép kín từ con giống, thức ăn đến tiêu thụ sản phẩm nên chi phí giá thành rẻ hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, các hộ chăn nuôi rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết.

Ngoài ra, giá TĂCN còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang chiếm tới 65% thị phần sản xuất TĂCN. Theo các chuyên gia phân tích, chỉ cần bán TĂCN với giá 8.000 đồng/kg, các doanh nghiệp này đã có lãi nhưng hiện trên thị trường giá TĂCN đều trên 11.000 đồng/kg.

Tầm nhìn quy hoạch

Để ổn định thị trường TĂCN, về lâu dài Việt Nam phải tự chủ được nguồn nguyên liệu, hạn chế ngoại nhập.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Ðồng Quảng, trong định hướng triển khai ngành trồng trọt đến năm 2020, Cục Trồng trọt đề xuất tăng diện tích trồng ngô từ 1,1 triệu ha lên 1,5 triệu ha, đưa tiến bộ kỹ thuật, giống mới vào áp dụng sản xuất để tăng năng suất. “Để thực hiện được việc này, chúng ta sẽ chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng ngô ở khu vực miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, Ðông Nam Bộ”, ông Quảng nói.

Về thức ăn xanh cho gia súc, Cục trồng trọt cho rằng, các địa phải có phương án mở rộng diện tích trồng cỏ ở vùng miền núi, tận dụng nơi hoang hóa, đất lúa, đất rừng kém hiệu quả để trồng cỏ cho đàn trâu, bò.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trước mắt, Chính phủ cần giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu TĂCN. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ về tài chính với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến các loại nông sản để sản xuất TĂCN.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, ngành nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản xuất, tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có trong nước để sản xuất TĂCN, tránh tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ví dụ, đưa công nghệ vào chế biến các loại rơm rạ, bã mía thành thức ăn hỗn hợp cho gia súc; gạo kém chất lượng chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Trong tháng 8/2013, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm từ 0,8 - 12,5% so với tháng 7. Cụ thể, giá ngô giảm 12,5% (còn 6.615 đồng/kg); bột cá giảm 1,8% (còn 28.250 đồng/kg); sắn lát giảm 1,7% (còn 6.090 đồng/kg); khô dầu đậu tương giảm 0,8% (còn 13.650 đồng)... Tuy nhiên, giá TĂCN thành phẩm vẫn tăng. Ví dụ, giá thức ăn cho gà thịt là 11.681 đồng/kg, tăng 1%; giá thức ăn cho lợn thịt là 10.536 đồng/kg, tăng 1,2%...

Báo Tin Tức
Đăng ngày 23/09/2013
pv
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 18:49 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 18:49 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 18:49 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:49 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:49 02/12/2024
Some text some message..