Lợi và hại của tảo trong ao tôm

Tìm hiểu tác động của tảo trong ao nuôi tôm thâm canh.

Tảo
Tảo trong ao nuôi tôm.

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu. Nếu tảo có lợi phát triển ưu thế và ở mức vừa phải thì không có gì phải bàn cãi, còn ngược lại tảo độc chiếm lượng lớn thì sẽ gây hại đến tôm qua đường tiêu hóa cũng như làm ô nhiễm môi trường nước nuôi.

Đầu tiên phải kể đến những lợi ích mà tảo mang lại. Những loại tảo có lợi như tảo khuê, tảo lục sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, hơn nửa chúng sẽ đóng vai trò như một hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước. Nhờ đó giúp ổn định các thông số môi trường. 

Tảo là thực vật nên sẽ thực hiện quá trình quang hợp khi có ánh sáng để tạo ra oxy hòa tan, bên cạnh đó tảo cũng sẽ hô hấp bằng cách sử dụng oxy để tạo ra CO2 cả ngày lẫn đêm. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao tôm thường có hiện tượng nổi đầu vào sáng sớm. Sự quang hợp chỉ diễn ra vào ban ngày, tạo một lượng oxy lớn trong khi hô hấp xảy ra cả ngày lẫn đêm. Ban đêm khi tôm và tảo trong ao sử dụng hết lượng oxy mà quang hợp chưa diễn ra khi thì tôm sẽ tập trung thành đàn và nổi đầu kéo dài trên mặt nước. Vì vậy việc quạt nước cho tôm vào ban đêm là vô cùng quan trọng khi nuôi thâm canh với mật độ cao.


Biến động của DO dưới tác dụng của tảo trong ngày/đêm.

Khi tảo có lợi phát triển ở mức cho phép, chúng sẽ giữ ổn định nhiệt độ nước cho tầng đáy bằng cách che phủ phần nào bề mặt ao khỏi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân hủy chất hữu cơ trong ao, trong khi tảo có lợi phát triển sẽ tạo ra một màng phiêu sinh ngăn cản gián tiếp sự tích lũy của các chất độc có hại cho tôm. Tảo cũng có khả năng hấp thu ion NH4+, phần nào làm giảm khí amoniac gây độc cho tôm. Trường hợp tảo lục, tảo khuê phát triển mạnh sẽ không gây ra hiện tượng nở hoa như các loại tảo độc và nếu tảo có lợi ưu thế hơn thì chắc chắn sẽ hạn chế được sự phát triển của tảo có hại.

Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt là những loại tảo có hại trong ao. Vì tảo cũng là thức ăn, mà tôm thì không thể phân biệt được tảo nào có lợi và tảo nào có hại. Nên khi tôm ăn vào các loại tảo trên có thể bị ngộ độc, mắc các bệnh đường ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh khác tấn công, gây bệnh nặng hơn. Các tế bào tảo lam, tảo giáp rất dễ bị mắc kẹt trong đường ruột và mang tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và tiêu hóa.

Khác với tảo khuê, tảo lục, khi tảo có hại phát triển quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng nở hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm cũng như môi trường nuôi. Tảo sẽ cạnh tranh với tôm nuôi về mặt oxy và dinh dưỡng. Vì vậy không thể để hiện tượng này xảy ra trong ao, nên áp dụng các biện pháp phòng trị khi vừa phát hiện có tảo độc xuất hiện. Hơn nửa, một khi tảo tàn sẽ làm môi trường nước bị ô nhiễm nặng, sản sinh ra nhiều độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng trưởng của tôm.

Tảo có hại cũng quang hợp và hô hấp. Tuy nhiên việc này ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH và quá trình hình thành các khí độc trong ao. Những khí độc này đều rất nhạy cảm đối với tôm cũng như môi trường sống của chúng. Nếu độ pH tăng lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều không tốt cho sự phát triển của tôm. Mà pH thay đổi là do hàm lượng CO2 trong các quá trình quang hợp và hô hấp của tảo. 

Một số loại tảo có hại có chứa độc tố, sẽ tích lũy vào trong cơ thể tôm và phát độc trong thời gian ngắn. Nguy hiểm hơn, các loại độc tố này có thể ảnh hưởng đến cả con người trên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và gan.

Tuy tảo có nhiều tác hại nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà tảo mang lại trong ao nuôi tôm thâm canh. Chính vì vậy, người nuôi cần quản lý tảo thật thận trọng, theo dõi màu nước thường xuyên để có những xử lý phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của tảo.

Đăng ngày 18/02/2020
Hà Tử
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Giải pháp phòng trị hiệu quả EHP trên tôm nuôi bằng công nghệ Nano

EHP là dịch bệnh nghiêm trọng thường xuất hiện trên tôm thẻ, loại bệnh này khó can thiệp và phòng ngừa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano thảo dược được xem là xu hướng phòng ngừa hiệu quả bệnh trên tôm, hứa hẹn là giải pháp thay thế các hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm.

ao nuôi tôm
• 21:08 11/04/2023

Nano đồng - Giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm

Công nghệ nano đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý môi trường nước ao nuôi tôm để nâng cao tính an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, thực tiễn sản xuất cho thấy nano đồng (nano copper) cho hiệu quả xử lý nước và kinh tế tốt hơn so với các phương pháp xử lý truyền thống khác.

nano đồng
• 15:40 16/02/2023

Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế

Độ mặn nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cùng với pH, oxy, độ kiềm, độ cứng… Là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi.

Độ mặn trong nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:56 27/01/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 12:12 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 15:38 09/06/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 11:59 08/06/2023

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:02 07/06/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 21:25 10/06/2023

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 21:25 10/06/2023

Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trai qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
• 21:25 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 21:25 10/06/2023

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 21:25 10/06/2023