Long Hòa (An Giang): Cá “bỗng nhiên” chết hàng loạt, gây thiệt hại hơn 15 tỷ đồng

Chỉ còn 2 ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2016, nhưng nhiều hộ  nuôi cá ở xã Long Hòa (Phú Tân) phải chịu cảnh điêu đứng, khi cá nuôi trong bè/ vèo bất ngờ chết hàng loạt.

cá chết trắng

Theo nhiều hộ  nuôi cá ở xã Long Hòa, hiện tượng cá chết bắt đầu từ 0 giờ ngày 3-2 đến rạng sáng 4-2; nhiều khả năng nguyên nhân cá chết do ô nhiễm nguồn nước.

Qua kết quả kiểm tra ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, gồm: Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh), Chi cục Thú y và Trung tâm Quan trắc môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh) cho thấy, nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy cục bộ; DO đo được tại khu vực có cá chết ở mức dao động 1,69-2,12, rất thấp so lượng oxy cần thiết để phục vụ việc nuôi trồng thuỷ sản - DO ≥ 4 mg/l (theo QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh).

Đoạn sông các hộ nuôi cá bè/ lồng/ vèo xảy ra tình trạng cá chết trải dài khoảng 2 km (từ cây số 9,5 đến số 11, thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa). Tổng cộng có 29 hộ, với 87 bè/ lồng/ vèo nuôi: Cá he, mè vinh, rô phi, điêu hồng, lăng nha..., bị chết, với lượng cá chết khoảng 335,28 tấn, gây thiệt hại trên 15,3 tỷ đồng.

Đến 15 giờ ngày 5-2, 2 xã Phú Lâm và Phú Thạnh, cá vẫn có dấu hiệu chết. Trước tình trạng cá chết hàng loạt, một số hộ dân đổ cá ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước.

Để bảo vệ đàn cá còn lại, các ngành chức năng tỉnh và địa phương sẽ khẩn trương di dời các lồng bè nuôi ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng (theo điều kiện chỉ số quan trắc cho phép: Oxy trong nước ≥ 4mg/l). Đồng thời, khuyến cáo người dân tăng cường sục khí tạo oxy, quạt bè tạo dòng chảy hoặc cung cấp oxy viên tức thời cho các bè có hiện tượng bị thiếu oxy cục bộ. Dựa vào điều kiện thực tế nuôi của người dân hoặc những hộ nuôi lân cận tiến hành sang thưa giảm mật số, giảm sự canh tranh oxy trong quầng đàn.

Chủ tịch UBND xã Long Hòa Nguyễn Thanh Tùng cho biết: Hiện tượng cá chết hàng loạt chưa từng xảy ra đối với các hộ nuôi cá ở địa phương. Trước những nghi vấn của người dân, cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm, chính quyền địa phương đã báo các ngành chức năng có biện pháp xử lý thông tin. Trước mắt, UBND xã vận động lực lượng tại chỗ và người dân vớt cá chết lên khỏi mặt nước, để tránh ô nhiễm..

Thông tin khác liên quan vụ việc, đoàn công tác liên ngành  huyện Phú Tân đã kiểm tra hiện trạng môi trường của Công ty Cổ phần Toàn Cầu, ghi nhận: Tại thời điểm kiểm tra, nhà máy chỉ hoạt động hệ thống xay xát, lau bóng, không hoạt động hệ thống ngâm ủ, nấu và sấy lúa nguyên liệu. Có 4 cyclone hút bụi từ nhà máy xay xát thải trực tiếp xuống sông; không phát hiện nước thải tử quá trình ngâm ủ lúa thải xuống sông.

Báo An Giang, 05/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bài, ảnh: Mỹ Hạnh
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 01:15 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 01:15 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 01:15 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 01:15 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 01:15 29/11/2024
Some text some message..