Lũ cạn !

Những năm gần đây, nước lũ từ thượng nguồn đổ về ngày càng ít hơn cùng với nguồn lợi thủy sản do lũ mang lại cũng ngày càng ít đi. Kéo theo đó, cơ hội kiếm sống của người dân vùng đầu nguồn cũng bị thu hẹp.

lũ, nước chảy
Môi trường sống đang bị thu hẹp, trong khi phương tiện khai thác ngày càng nhiều… làm giảm sản lượng cá, tôm

Tôm, cá ít dần:

Nhiều người làm nghề đánh bắt cá lâu năm cho biết, chưa mùa lũ năm nào khan hiếm cá như năm nay. Tại các chợ đầu mối cá đồng ở Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông (An Phú)… cảnh mua bán cá đồng khá “đìu hiu”, hầu hết các sạp hay rổ cá bày bán loại cá nhỏ. Với thâm niên hơn chục năm mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá giáp biên giới Campuchia và vùng đầu nguồn, ông bảy Hiền cho biết, chưa bao giờ có cảnh khan hiếm cá như thế. Ngồi cả ngày, kéo lưới 3- 4 lần nhưng chỉ bắt được vài ký cá, trong khi mọi năm tha hồ bắt cá lớn, cá ngon theo dòng nước lũ về.

Còn tư Dững, một ngư dân kỳ cựu ở Phú Hữu (An Phú), cũng cho biết: Từ đầu mùa nước nổi tới giờ, thu nhập từ nghề đặt lú của ông rất khiêm tốn. Với chục cái lú, mỗi đêm chỉ thu hoạch được vài ký cá các loại, trong đó thiếu vắng các loại đặc sản, như: Cá heo, chạch lấu, cá lăng… Nếu tính chi phí trang bị ngư cụ thì coi như chưa đủ vốn.

Dắt tôi ra thăm miệng dớn có chiều dài lưới trên 100m nằm dưới đồng nước sau nhà, ngồi suốt cả buổi sáng, nhưng ông Tùng (xã Nhơn Hội) chỉ đổ được hơn 1kg cá linh. Ông Tùng than: Nhiều ngày qua, lượng cá bắt được đủ ăn cho 4 người trong nhà. Bữa nào trúng cũng chỉ khoảng 3-4kg cá. Không chỉ bị thất mùa, năm nay ngư dân còn gánh thêm nạn “thất giá”. Dù giá bán cá linh tại các chợ đô thị đang còn ở mức 40.000- 50.000 đồng/kg, nhưng do phải qua nhiều tầng nấc trung gian, chi phí vận chuyển nên giá bán tại chỗ rất thấp, chỉ từ 10.000- 20.000đồng/kg.

Người giàu cũng khóc:

Không chỉ người nghèo gặp khó mà ngay cả những người có tiền của đầu tư phương tiện đánh bắt quy mô lớn với nhiều lao động… cũng thua lỗ phải ngậm ngùi bán ngư cụ, có người phải chia tay vĩnh viễn với nghề đã gắn bó hàng chục năm trời. Ông Nguyễn Văn Đa, Trưởng ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trong ấp có nhiều chủ đáy loại lớn trị giá hàng trăm triệu đồng/miệng đáy rao bán điểm khai thác và bán rẻ cả phương tiện, do làm ăn không hiệu quả, bởi tôm, cá đặt được ngày càng ít”. Nhiều chủ dớn cũng có hoàn cảnh tương tự. Trong đó có ông Trần Văn Tờ, là “đại gia” trong làng đánh bắt cá mùa lũ với miệng dớn có chiều dài đường lưới lên đến ba cây số ở An Phú, nhưng sau mấy mùa liên tiếp huề vốn, năm nay cũng quyết định chia tay vĩnh viễn với nghề “bà cậu”.

Nhánh sông Hậu từ ngã ba Dung Thăng (xã Vĩnh Hội Đông) đổ xuống Châu Đốc có nhiều giàn đáy đang hoạt động. Giàn “đáy nhất” của ông Th. giáp biên giới Campuchia có giá 600 triệu đồng nhưng cũng bữa trúng, bữa thất. Ông Nguyễn Văn Sến, một ngư dân đang khai thác 3 miệng đáy trên đoạn sông này, cho biết: “Năm nay, lũ lớn hơn năm rồi nhưng lượng cá thu được “hiu” quá. Như những năm trước, từ 3 miệng đáy, mỗi đêm kiếm được vài triệu đồng dễ dàng. Còn hai, ba năm nay thì tôm, cá rất ít. Nhiều khi nản quá muốn bán để tìm nghề khác nhưng ở đây là vùng sông nước đầu nguồn, không đánh bắt thủy sản thì biết làm gì. Hy vọng kỳ cá ra vào giữa tháng 9 - 10 âm lịch sẽ khấm khá hơn”.

Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản An Giang, khoảng chục năm trở lại đây, lượng thủy sản khai thác trong tự nhiên sụt giảm đến 50%, nên việc kiếm sống của người dân vùng lũ ngày càng khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn lợi thủy sản, nhưng cơ bản vẫn do việc xây các đập trên thượng nguồn sông Mê Kông làm giảm sản lượng cá của lưu vực. Trong khi ở nội địa, hầu hết các cánh đồng đều được đê bao khép kín để sản xuất 3 vụ, cùng với việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nên không chỉ có lượng cá tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng, mà nhiều sản vật từng giúp người nghèo, như: Bông súng, điên điển, rau muống đồng… cũng ít đi, khiến cuộc mưu sinh của người dân vùng đầu nguồn ngày càng thắt ngặt hơn.

Báo An Giang
Đăng ngày 30/09/2013
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 19:18 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 19:18 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 19:18 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:18 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 19:18 02/12/2024
Some text some message..